ClockThứ Năm, 10/01/2019 06:45

Vinh Xuân huy động nguồn lực phát triển các ngành nghề

TTH - Các cấp ủy Đảng xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang đã tập trung lãnh đạo phát triển nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN), góp phần cải thiện đời sống cho người dân.

Tấm lòng của người con Vinh XuânViệt Nam không xuất khẩu mọi loại cát ra nước ngoàiMột người dân Phú Vang tài trợ kinh phí thực hiện mô hình “Thắp sáng đường quê”

Bí thư Chi bộ thôn Xuân Thiên Hạ (bên trái) thăm cơ sở sản xuất của anh Nguyễn Phúc

Sôi động các ngành nghề

Bí thư Chi bộ thôn Xuân Thiên Hạ, ông Nguyễn Hữu Thành vừa dẫn chúng tôi đi thăm các cơ sở gò hàn, cơ khí, mộc mỹ nghệ, gia công may mặc… trong thôn vừa giới thiệu: Khi nhu cầu xã hội tăng cao đối với các ngành nghề này, Chi bộ tập trung vận động cán bộ, đảng viên và Nhân dân phát triển các ngành nghề có khả năng giải quyết nhiều lao động để tạo nguồn lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với xây dựng bộ mặt nông thôn mới trên địa bàn. Các đảng viên và chi ủy viên được phân công đi sâu tìm hiểu, nắm bắt nguyện vọng, nguồn lực đầu tư, khả năng tay nghề của bà con để có giải pháp lãnh đạo phát triển hiệu quả…

Cơ sở mộc mỹ nghệ của anh Võ Ngọc Long là một trong 3 cơ sở lớn trong thôn được tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất. Được chính quyền địa phương hỗ trợ mặt bằng, tạo nguồn vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động thông qua chương trình khuyến công, cơ sở của anh hiện đã có nhiều hợp đồng sản xuất sản phẩm cho các đối tác trong tỉnh, ngoài tỉnh, với doanh thu hằng năm trên 1,2 tỷ đồng. Anh Long cho hay: Nhờ sự lãnh đạo kịp thời của các cấp ủy Đảng và sự hỗ trợ đắc lực của chính quyền địa phương, các cơ sở sản xuất ngày càng ăn nên làm ra. Riêng cơ sở của tôi được nguồn vốn khuyến công hỗ trợ 100 triệu đồng đầu tư máy móc, thiết bị, nên mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 10 lao động ở địa phương, với mức thu nhập bình quân 7-8 triệu đồng/người/tháng.

Càng vào sâu trong thôn Xuân Thiên Hạ, không khí sản xuất các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp càng sôi động. Cơ sở gò hàn, cơ khí của anh Nguyễn Phúc rộn ràng hơn so với các cơ sở trong khu vực. 6-7 công nhân ở xưởng rất tất bật, người thì cắt sắt, người hàn ống kẽm, người hoàn thiện sản phẩm… Anh Phúc dừng tay tâm sự: “Nhờ chi bộ thôn đề xuất Đảng ủy, UBND xã có cơ chế khuyến khích như hỗ trợ nguồn vốn vay giải quyết việc làm với mức 50 triệu đồng cho mỗi cơ sở sản xuất, đào tạo tay nghề cho lao động, nên nhiều gia đình ở đây đã mạnh dạn mở rộng đầu tư, đem lại nguồn thu nhập ngày càng cao hơn. Hiện, nhiều cơ sở đang tìm kiếm thêm lao động để phát triển quy mô...”.

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển

Để đẩy mạnh chuyển đổi các ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp theo nghị quyết của cấp ủy cấp trên về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các chi bộ thôn Xuân Thiên Hạ, thôn Tân Sa – hai địa phương chủ yếu có tiềm năng phát triển các ngành nghề TTCN đã tập trung nghiên cứu kỹ nghị quyết của Đảng ủy xã, xác định rõ các nội dung trọng tâm để triển khai áp dụng vào thực tế. Nhờ đó, đến nay trên địa bàn thôn Xuân Thiên Hạ và thôn Tân Sa đã phát triển hàng chục cơ sở cơ khí, gò hàn, mộc mỹ nghệ, gia công may mặc…, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương. Hiện trên địa bàn xã Vinh Xuân có trên 130 cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ, gò hàn, cơ khí, mộc, gia công may mặc… Năm 2018, lĩnh vực TTCN và xây dựng của Vinh Xuân chiếm gần 50% trong tổng giá trị sản phẩm toàn xã hội.

Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Vinh Xuân Nguyễn Đồng cho biết: Cấp ủy chi bộ các thôn kịp thời tham mưu lên Đảng ủy, UBND xã đề ra các giải pháp sát với tình hình thực tế, nên huy động được nguồn lực trong dân đầu tư phát triển các ngành nghề. Để khuyến khích bà con đầu tư, các đoàn thể như Hội Nông dân, Phụ nữ… đã tín chấp cho hội viên vay vốn ưu đãi và phối hợp tổ chức dạy nghề cho người có nhu cầu. Quá trình thực hiện, địa phương còn chủ động lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế của xã, nhất là đầu tư hạ tầng nhằm khuyến khích phát triển các ngành nghề có thế mạnh. Với cách làm này, Vinh Xuân đã triển khai nghị quyết về chuyển dịch cơ cấu ngành nghề của Đảng ủy xã đạt hiệu quả vượt bậc, nhiều ngành nghề mới cũng được du nhập vào địa phương.

Cũng theo ông Nguyễn Đồng, địa phương sẽ có cơ chế khuyến khích phát triển nghề truyền thống và các ngành nghề TTCN mới nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Công tác đổi mới và phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất được đặt lên hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của xã. Đảng ủy, UBND xã sẽ tăng cường chỉ đạo thực hiện việc quy hoạch sử dụng đất, nhất là hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất TTCN và dịch vụ. Qua đó, tiếp tục tạo đà thuận lợi cho việc huy động và thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển các ngành nghề TTCN trên địa bàn.

Bài, ảnh: QUỐC TUẤN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế

Phục vụ cho việc đánh giá, so sánh tiềm năng của xe máy điện trong lĩnh vực giao vận, UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc) và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện dự án thử nghiệm xe máy điện giao hàng tại TP. Huế.

Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế
Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí

Nguồn thu của các tòa soạn báo (kinh tế báo chí) hiện đang sụt giảm nghiêm trọng nên đã đến lúc cần thay đổi nội dung, hình thức truyền tải đến độc giả. Việc thay đổi phải linh hoạt theo từng tòa soạn nhằm mục đích kéo nhiều độc giả đến với mình, vì chỉ khi có độc giả thì sẽ có nguồn thu trở lại.

Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí
Động lực phát triển từ các “đại dự án”

Năm 2024, nhiều dự án (DA) trọng điểm dự kiến sẽ hoàn thành, đi vào hoạt động, hứa hẹn sẽ tạo ra động lực phát triển mới cho tỉnh. Các DA này không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương, mà còn tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.

Động lực phát triển từ các “đại dự án”

TIN MỚI

Return to top