ClockThứ Năm, 15/06/2017 14:32

Vốn FDI ít vào nông nghiệp vì lợi thế so sánh chưa hấp dẫn

Phiên chất vấn Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng sáng nay "nóng" với vấn đề đầu tư công, vốn đầu tư nước ngoài (FDI)...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thừa nhận, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công thời gian qua chưa hiệu quả, dẫn tới đầu tư dàn trải, nhiều dự án có vốn được phê duyệt cao hơn nhiều so với khả năng thu xếp vốn.

Về đầu tư công trung hạn, Bộ trưởng cho biết, đã có kế hoạch từ tháng 8-2014 và được Quốc hội thông qua ở kỳ họp thứ 2 vừa rồi. Một số dự án đã khởi công nhưng chưa đủ thủ tục, khoảng 13.000 tỉ đồng.

Bộ trưởng đề nghị các địa phương, bộ ngành đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đồng thời tập trung thông báo, xây dựng kế hoạch, hoàn thiện thủ tục như giải phóng mặt bằng, đấu thầu…

Về phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, từ tháng 1/2015 đến nay không ghi nhận có nợ đọng. "Về xây dựng nông thôn mới, trước nợ đọng 15.000 tỉ đồng thì nay đã giải quyết chỗ nợ cũ, còn 9.000 tỉ đồng và tập trung vào lĩnh vực giao thông. Đến 2020 phải giải quyết xong, nợ của địa phương thì địa phương phải giải quyết", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Xoay quanh số liệu trả lời về nợ công của Bộ trưởng KHĐT, đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) tranh luận: Số liệu không khớp với báo cáo thẩm tra của Ủy ban thẩm tra tài chính - ngân sách. Theo đó, đến hết 2015, kiểm toán 30/48 tỉnh cho thấy phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản là 7.000 tỷ đồng, nợ đọng xây dựng nông thôn mới phát sinh 15.000 tỷ đồng. Bộ trưởng nói nợ đọng xây dựng cơ bản mới còn 9.000 tỷ, tức thanh toán 6.000 tỷ, nhưng luật đầu tư công không cho phép thanh toán nợ đọng, nhiều địa phương có vốn nhưng không được thanh toán do vướng luật thì cơ sở nào để thanh toán 6.000 tỷ trên.

Từ đó, ông Học hỏi: Bộ trưởng cho biết có được thanh toán không và xử lý tổ chức cá nhân để phát sinh nợ đọng cơ bản thế nào?

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thái Học

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng giải đáp: Số liệu nợ đọng 15.000 tỷ là trước 31/12/2014, lúc đó báo cáo đã xử lý 6.000 và hiện còn nợ 9.000. Trong đó, 6.000 là xử lý cho giai đoạn trước chứ không phải sau 31/12/2014, bởi sau mốc này là vi phạm pháp luật nên không được xử lý.

Với câu hỏi chất vấn của các đại biểu về việc thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp thời gian qua hạn chế, khó khăn, Bộ trưởng KHĐT giải trình: Do điều kiện đất đai nhỏ lẻ, manh mún, không có diện tích lớn như "cánh đồng mẫu lớn" nên chưa thể áp dụng khoa học kỹ thuật.

"Cơ sở hạ tầng hạn chế, nguồn lực hạn chế, kết nối hạn chế và thủ tục phức tạp, lợi thế so sánh của ta chưa hấp dẫn để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào. Chúng ta thu hút chưa đến 1% FDI vào nông nghiệp", ông Nguyễn Chí Dũng cho hay.

Để giải quyết vấn đề nay, theo Bộ trưởng, cần phải mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất lớn hơn. "Phải có quy hoạch vùng nguyên liệu rõ ràng. Phải kết nối được các doanh nghiệp. Phải hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng công nghệ cao" ông Nguyễn Chí Dũng đề xuất.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh
Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao

Trên cơ sở kinh tế nông nghiệp tuần hoàn (NNTH), nhiều nông dân các địa phương đã xây dựng mô hình, tổ hợp trang trại chăn nuôi khép kín an toàn sinh học (ATSH), mang lại thu nhập cao và góp phần bảo vệ môi trường.

Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao
Đam mê với nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng, với ông Nguyễn Văn Lịch (xã Phong Thu, Phong Điền), mô hình nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn còn mang lại hiệu quả kinh tế và là niềm vui lao động khi tuổi đã cao.

Đam mê với nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn
Số hóa trong nông nghiệp

Chuyển đổi số (CĐS) hướng đến phát triển kinh tế số đang được ngành nông nghiệp tỉnh bước đầu triển khai mang lại hiệu quả nhất định, thiết thực.

Số hóa trong nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top