ClockChủ Nhật, 12/07/2015 11:58

Vụ thảm sát 6 người: “Giải mã” cuộc điện thoại cầu cứu trong đêm

TTH.VN - Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45) Bộ Công an đã "giải mã" cuộc gọi cầu cứu của các nạn nhân trong trong đêm bị sát hại.


Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến

Phải mất nhiều giờ khai thác, cơ quan điều tra mới  lấy được lời khai “chân thực” của Nguyễn Hải Dương (quê xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) và Vũ Văn Tiến (24 tuổi, HKTT: Thôn Phú Nguyên, xã Phú Riềng, Bù Gia Mập, Bình Phước, cả hai cùng 24 tuổi, tạm trú xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP. HCM), hai nghi can này khai nhận đã trực tiếp sát hại ông Lê Văn Mỹ cùng vợ là bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga, Lê Thị Ánh Linh, Lê Quốc Anh (cả hai là con ông Mỹ), Dư Thị Tố Như và cháu Dư Minh Vỹ (cháu bà Nga).

Trong suốt thời gian vụ thảm án xảy ra đến nay, nghi vấn về cuộc gọi cầu cứu lúc nửa đêm của Lê Thị Ánh Linh, Dư Thị Tố Như và câu trả lời “Không có gì đâu, cứ ngủ đi” của bà Nga cho em ruột là Nguyễn Lê Hưng (33 tuổi) khiến dư luận đặt ra nhiều tình huống về việc các nạn nhân có bị khống chế hay ép buộc không?

Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến

Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45) Bộ Công an trả lời câu hỏi của PV Dân trí về cuộc gọi cầu cứu của các nạn nhân khi bị thảm sát

Quá trình điều tra, Ban chuyên án đã làm rõ và “giải mã” được những cuộc gọi này. 

Xác nhận với PV Dân trí, Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45) Bộ Công an, Trưởng Ban chuyên án thông tin về các cuộc gọi cầu cứu giữa đêm khuya của các nạn nhân ra bên ngoài cho anh Nguyễn Lê Hưng là hoàn toàn chính xác. Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến cũng xác nhận, sau khi gây án Nguyễn Hải Dương đã quay lại hiện trường và ở trong đám tang như một người thân của gia đình nạn nhân.

Cụ thể, sau khi được Dư Minh Vỹ mở cổng, Dương dắt xe máy vào sân rồi Dương rút dao bấm đâm Vỹ tại vị trí chậu cây gần cửa trước nhà. Sau đó, hai tên này leo từ hướng phía sau nhà lên lầu 1 khống chế Lê Thị Ánh Linh và Dư Tố Như rồi dùng dây sạc điện thoại trói Tố Như và Linh vào cửa sổ.

Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến

Hiện trường xảy ra vụ sát. Trong đêm bị Dương và Tiến sát hại các nạn nhân đã điện thoại cầu cứu ra ngoài nhưng bất thành

Sau đó, Dương, Tiến đi xuống tầng trệt vào phòng ngủ của ông Mỹ. Trong phòng ngủ có ông Mỹ, bà Nga, cháu Quốc Anh và bé Gia Linh (bé Na). Dương và Tiến cầm dao và dùng dây gút nhựa trói, khống chế ông Mỹ, yêu cầu bà Nga mở két sắt, nhưng không có tiền nên đóng két sắt lại.

Chúng tiếp tục lục soát yêu cầu nạn nhân mở tủ quần áo và tủ đựng giỏ xách, lấy được hơn 4 triệu đồng và 100 USD. Sau đó, chúng trói tay bà Nga lại, bắt nạn nhân ngồi xuống giường.

“Trong thời điểm này hai cô gái bị khống chế ở trên lầu, dù tay bị trói nhưng vẫn cố móc điện thoại trong túi bấm gọi cho ai đó cầu cứu và vô tình đã bấm vào số của người cậu là Nguyễn Lê Hưng. Khi thấy cuộc gọi nhỡ người cậu gọi lại thì có thể Linh và Như chỉ nói được câu “Cậu Hưng ơi” thì chiếc điện thoại rơi xuống đất” – Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến thông tin.

Không liên lạc được với hai đứa cháu, ông Hưng đã gọi vào số máy của bà Nga, cùng thời điểm này, Dương đang lục soát, thấy máy điện thoại của bà Nga có cuộc gọi đến, Dương đưa cho bà Nga nghe, bà Nga buộc phải nói dối nên bà Nga đã trả lời: “Không có chuyện gì, cứ ngủ đi” rồi tắt máy.

Lúc này Dương dẫn Quốc Anh sang phòng kế bên tra hỏi cha mẹ cất tiền ở đâu? Quốc Anh nói cháu không biết. Dương nói với Tiến làm đi, Tiến dùng dây điện xiết cổ Quốc Anh, còn Dương lấy gối đè vào mặt rồi dùng dao bấm sát hại Quốc Anh.

Khi sang phòng bà Nga thì bà Nga nói 4 giờ tài xế đến lấy củi các anh đi đi. Dương yêu cầu bà Nga gọi cho anh Hoàng (tài xế) nói “cứ ngủ đi 7 giờ sáng hãy tới”. Sau đó, bọn chúng dùng khăn bịt mặt bà Nga, rồi dẫn vào phòng kế bên vừa giết Quốc Anh. Bằng cách thức tương tự, Tiến và Dương sát hại bà Nga. Hai tên “sát thủ” tiếp tục tra khảo các nạn nhân còn lại hòng tìm ra nơi cất tiền nhưng bất thành nên chúng sát hại.

Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến

Để phá được vụ trọng án này, một lực lượng điều tra hùng hậu nhất từ trước đến nay đã được huy động vào cuộc

Gây án xong, chúng đi xuống phòng ông Mỹ, lấy 2 quần Jean của ông Mỹ thay ra (vì 2 quần đang mặt dính máu, lấy áo khoác chuẩn bị sẵn,  mặc vào. Riêng Tiến cởi áo khoác và mặc áo sơ mi trắng. Thời điểm đấy bé Gia Linh khóc, Dương giỗ cho bé ngủ mà không giết vì thương bé. Trước khi tẩu thoát chúng lấy 5 điện thoại và 1 Ipad của các nạn nhân.

Lúc này khoảng gần 5h sáng chúng dắt xe ra cửa trước chạy về phòng trọ của Tiến ở xã Nhị Bình Hóc Môn, Dương và Tiến kiểm tra lại toàn bộ tài sản lấy được bỏ toàn bộ tang vật vào balo và giao cho Tiến cất giữ.

Đến sáng ngày 7/7, Dương đã quay trở lại hiện trường để thăm dò, giả vờ không biết gì thì bị cơ quan điều tra mời về trụ sở làm rõ và buộc phải thừa nhận tội ác của mình.

Trung Kiên (Theo Dantri)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào

Sáng 20/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, đơn vị liên quan về tình hình sản xuất, cung ứng điện phục vụ sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp, nhất là vào tháng cao điểm tiêu thụ điện năm 2024 và những năm tiếp theo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Khánh thành Nghĩa trang liệt sĩ xã Phú Gia

Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2024 và hướng tới kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7/1947-27/7/2024, ngày 20/4, xã Phú Gia (Phú Vang) tổ chức khánh thành nghĩa trang liệt sĩ. Tham dự có ông Lê Trường Lưu -UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh.

Khánh thành Nghĩa trang liệt sĩ xã Phú Gia
Lan tỏa sở thích đọc sách đến lực lượng biên phòng

Ngày 20/4, Tiểu đoàn Huấn luyện-Cơ động Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Thư viện tỉnh, Xã đoàn Hương Thọ (TP. Huế) và Trường tiểu học Hương Thọ tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam cho đoàn viên thanh niên các đơn vị và chiến sĩ mới.

Lan tỏa sở thích đọc sách đến lực lượng biên phòng
KỶ NIỆM 154 NĂM NGÀY SINH VLADIMIR ILICH LENIN (22/4/1870 - 22/4/2024)
Tư tưởng của Lênin soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

V.I. Lênin (1870 - 1924) là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và Nhân dân lao động toàn thế giới. Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức ở thành phố Simbirsk (nay là Ulianovsk), Lênin đã sớm tham gia các hoạt động cách mạng chống lại sự tàn bạo, thối nát của chế độ Nga Sa Hoàng đương thời. Ông sớm nhận thấy bản chất cách mạng và khoa học của học thuyết C.Mác và đã phát triển học thuyết một cách toàn diện trên cả ba bộ phận hợp thành từ triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.

Tư tưởng của Lênin soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

TIN MỚI

Return to top