ClockThứ Hai, 24/04/2017 10:16

Vụ va chạm sao chổi khiến sự sống Trái đất tuyệt diệt

Dấu vết chạm khắc trong khu khảo cổ ở Thổ Nhĩ Kỳ đã hé lộ câu chuyện về vụ va chạm sao chổi thảm khốc, hủy diệt phần lớn sự sống trên Trái đất cách đây 13.000 năm trước.

Phát hiện chấn động về chòm sao chổi không đuôi đầu tiên ManxTiểu hành tinh lớn bay sát trái đất trong hôm nayNASA: Phát hiện 7 hành tinh giống Trái đất ở cách 40 triệu năm ánh sángHồi hộp một tiểu hành tinh lướt sát Trái Đất vào hôm nay

vu va cham sao choi khien su song trai dat tuyet diet hinh anh 1

Sao chổi được cho là đã đâm vào Trái đất cách đây 13.000 năm, gây nên thảm họa tuyệt chủng.

Theo Daily Mail, các nhà khoa học tin rằng, ký hiệu khắc trên trụ đá ở Gobekli Tepe, Thổ Nhĩ Kỳ mô tả một vụ sao chổi va chạm với Trái đất cách đây hơn 13.000 năm.

Sự việc này gây ra một kỷ băng hà ngắn, dẫn tới sự tuyệt chủng cho nhiều loài như voi ma mút lông dài. Nhưng dây lại là sự khởi nguồn cho nền văn minh đầu tiên của loài người.

Từ hàng thập kỷ trước đây, các nhà khoa học đã suy đoán về sao chổi làm nhiệt độ giảm mạnh trong kỷ băng hà Younger Dryas.

Đây được coi là một trong những giai đoạn quan trọng nhất lịch sử loài người, khởi đầu của nền nông nghiệp và văn minh thời kỳ đồ đá mới.

Nhóm khảo cổ phân tích biểu tượng trên cột đá nhằm tìm hiểu sự liên quan của chúng đến các chòm sao. Bằng cách giải mã hình ảnh động vật như ký hiệu thiên văn và sử dụng phần mềm máy tính, nhóm nghiên cứu xác định sự kiện này diễn ra vào khoảng năm 10.950 trước Công nguyên.

vu va cham sao choi khien su song trai dat tuyet diet hinh anh 2

Dấu vết chạm khắc mà các nhà nghiên cứu tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Trước khi xảy ra vụ va chạm, những cánh đồng lúa mạch và lúa mỳ lớn cho phép nhóm người ở Trung Đông thành lập những khu định cư lâu dài.

Nhưng khí hậu lạnh giá trong kỷ băng hà Younger Dryas buộc họ phải tập hợp lại với nhau, tìm cách thức canh tác mới. Họ phát triển việc tưới tiêu và phối giống chọn lọc, giúp cây trồng chống lại khí hậu khắc nghiệt, tạo ra phương thức canh tác hiện đại.

Các biểu tượng như một dạng chữ viết sơ khai, cho thấy Gobekli Tepe là một đài thiên văn, đồng thời chỉ ra sự thay đổi dài hạn trong trục quay của Trái Đất thời kỳ này.

Các nhà khoa học suy đoán, một trong những cột đá tại Gobekli Tepe có thể nhằm tưởng niệm sự tàn phá của vụ va chạm sao chổi.

Tiến sĩ Martin Sweatman đến từ trường Đại học Edinburg, tác giả nghiên cứu nói: “Nhiệm vụ của chúng tôi là tìm bằng chứng vật lý, để giải thích một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch Trái đất”.

Theo Danviet

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học của NASA đã tiết lộ một kế hoạch táo bạo nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách thả các hạt băng vào bầu trời. Mục tiêu là phun hàng tấn hạt băng vào tầng khí quyển cao từ các máy bay có độ cao 58,000 feet so với mặt đất, cao hơn 20,000 feet so với các máy bay thương mại.

NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu
Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh
Kỷ lục nhiệt bị phá vỡ trên toàn cầu khi Trái đất nóng lên nhanh chóng

Sự gia tăng đột biến về nhiệt độ xảy ra khi các nhà dự báo cảnh báo rằng, Trái đất có thể đang bước vào thời kỳ ấm áp đặc biệt kéo dài nhiều năm, do hai yếu tố chính là: phát thải khí giữ nhiệt tiếp diễn, chủ yếu do việc đốt dầu, khí và than đá; và sự xuất hiện trở lại của hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino.

Kỷ lục nhiệt bị phá vỡ trên toàn cầu khi Trái đất nóng lên nhanh chóng

TIN MỚI

Return to top