WHO: 3 nước Tây Phi nhiễm Ebola cần khoảng 700 triệu USD xây dựng lại y tế
TTH.VN - Các quan chức cấp cao Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 6/7 cho biết, Guinea, Liberia và Sierra Leone cần thêm 696 triệu USD từ các nguồn tài trợ để xây dựng lại các dịch vụ y tế đã bị tàn phá trong vòng 2 năm tới trước sự trỗi dậy của dịch bệnh chết người Ebola.
Trợ lý Tổng Giám đốc WHO Marie-Paule Kieny nói rằng, các nhà tài trợ đã cam kết viện trợ 1,4 tỷ USD trong khoảng 2,1 tỷ USD cần thiết cho 3 quốc gia này đến trước tháng 12/2017. Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon sẽ tổ chức một hội nghị quốc tề về vấn đề phục hồi hậu Ebola tại New York vào ngày 10/7 sắp tới để huy động vốn bổ sung cho việc tái thiết.
Nhân viên y tế đang lấy máu của một bệnh nhân nhiễm Ebola đã hồi phục để kiểm tra - Ảnh: Reuters
"Việc hồi phục hồi hoàn toàn ở 3 nước này sẽ không xảy ra nếu chúng ta không tăng cường hệ thống y tế," bà Kieny nói trong một hội nghị với các nhà báo. Bà cho biết, các nguồn tài trợ bổ sung cũng sẽ được yêu cầu cho những năm sau 2017.
Ngay cả trước khi bị Ebola tấn công, Guinea, Liberia và Sierra Leone có một số các hệ thống y tế nghèo nhất thế giới, nhưng những thiệt hại gây ra bởi sự bùng nổ đại dịch Ebola khiến các nước này bị tàn phá hơn bao giờ hết, các quan chức cho hay.
Ở Guinea, một báo cáo của WHO cho thấy, số người tử vong do sốt rét và sởi đang ngày một tăng. Trước khủng hoảng, chi tiêu y tế quốc gia hàng năm chỉ đạt khoảng 7 USD/người trong năm 2013, một trong những tỷ lệ thấp nhất trên thế giới.
Trước đại dịch Ebola, chi tiêu y tế ở Liberia và Sierra Leone lần lượt ít hơn 14 USD và 11 USD mỗi người, thấp hơn mức đề nghị tối thiểu của WHO là 84 USD/người mỗi năm.
Sự tái xuất hiện của Ebola ở Liberia tuần qua, gần 2 tháng sau khi được tuyên bố hoàn toàn hết virus, làm dấy lên lo ngại rằng, có thể phải mất nhiều thời gian hơn dự kiến để đánh bại đại dịch chết người này.
Liên minh châu Âu EU ngày hôm qua vừa phê duyệt 1,15 tỷ euro để viện trợ cho Tây Phi cho đến năm 2020, gần gấp đôi cam kết trước đó của tổ chức này giành cho khu vực vốn là cội nguồn chính của những người di cư đang tìm cách vào châu Âu.
Tố Quyên (lược dịch từ Reuters & CNA)
- Thủ tướng Hun Sen chọn Vaccine AstraZeneca để tiêm phòng Covid-19 (01/03)
- Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu phát biểu chính thức kể từ khi mãn nhiệm (01/03)
- Mỹ phê duyệt vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson (01/03)
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn (28/02)
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME (28/02)
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam (28/02)
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom (28/02)
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng (27/02)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
-
Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar