ClockThứ Bảy, 10/03/2018 15:25

WHO đưa ra các hướng dẫn mới về quy định đối với sản phẩm thuốc lá

TTH.VN - Ước tính mỗi năm có 7 triệu người chết vì thuốc lá trên thế giới. Trước tình hình này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm qua đã đưa ra các hướng dẫn mới về các quy định đối với sản phẩm thuốc lá nhằm giảm nhu cầu về thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá.

WHO: phát hiện sản phẩm thuốc giả, kém chất lượng tại các quốc gia có thu nhập trung bình thấpThuốc lá - mối đe dọa sự phát triển bền vững của các quốc giaWHO: Thuốc lá tàn phá môi trường, làm 7 triệu người thiệt mạng mỗi năm

Bảng hiệu Khu vực không hút thuốc lá tại một cơ sở y tế vùng nông thôn Nepal. Ảnh: Ngân hàng Thế giới/Aisha Faquir

Hướng dẫn mới cùng với ấn phẩm đi kèm sẽ giúp các chính phủ "hành động nhiều hơn nữa" để thực hiện các quy định và đối phó với việc lợi dụng các kẽ hở trong các quy định về sản phẩm thuốc lá.

Ông Douglas Bettcher, Giám đốc cơ quan dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm của WHO cho biết: "Ngành công nghiệp thuốc lá đã trải qua nhiều năm không hề hoặc có phải chịu rất ít quy định lý do chủ yếu nằm ở sự phức tạp của quy định về sản phẩm thuốc lá và thiếu hướng dẫn thích hợp trong lĩnh vực này”.

"Quy định về sản phẩm thuốc lá là một công cụ có vai trò rất quan trọng trong việc giảm sử dụng thuốc lá, cung cấp sáng kiến hữu ích cho các quốc gia để cải tiến các quy định hiện nay về sản phẩm thuốc lá và chấm dứt sự cai trị của ngành công nghiệp thuốc lá", ông nói thêm.

Hướng dẫn có tiêu đề “Quy định sản phẩm thuốc lá: Xây dựng năng lực kiểm tra trong phòng thí nghiệm” cung cấp các phương pháp thực tiễn và theo từng bước để thực hiện kiểm tra thuốc lá liên quan đến nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước không có đủ nguồn lực thiết lập các cơ sở kiểm định thuốc lá.

Hướng dẫn mới này cũng cung cấp cho các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách những thông tin dễ hiểu về cách kiểm tra các sản phẩm thuốc lá, những sản phẩm nào cần kiểm tra và cách sử dụng dữ liệu kiểm tra một cách có ý nghĩa để hỗ trợ cho quy định về sản phẩm thuốc lá.

Bên cạnh đó, hướng dẫn cũng sẽ hỗ trợ việc thực hiện Công ước khung của WHO về kiểm soát thuốc lá - một công ước toàn cầu chống lại thuốc lá thông qua tăng cường năng lực điều tiết sản phẩm thuốc lá ở các quốc gia thành viên của WHO.

“Chúng ta cần nhiều nước tăng thuế đối với thuốc lá hơn nữa để giảm tỷ lệ hút thuốc và tạo nguồn thu quốc gia dành cho các hệ thống y tế” Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO nhấn mạnh.

Ngọc Hà (lược dịch từ UN News)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KHỦNG HOẢNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ Y TẾ TOÀN CẦU, WHO:
Bất bình đẳng giới là gốc rễ của vấn đề

Một báo cáo mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 13/3 cho thấy, sự bất bình đẳng giới trong công tác chăm sóc sức khỏe và y tế tác động một cách tiêu cực đến phụ nữ, các hệ thống y tế, cũng như kết quả sức khỏe.

Bất bình đẳng giới là gốc rễ của vấn đề
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
Số ca mắc sởi tăng 79% trên toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 20/2 lên tiếng cảnh báo về sự lây lan nhanh chóng của bệnh sởi, với hơn 306.000 ca mắc sởi đã được báo cáo trên toàn thế giới trong năm 2023, đánh dấu mức tăng 79% so với một năm trước đó.

Số ca mắc sởi tăng 79 trên toàn cầu
Phòng, chống tác hại thuốc lá qua góc nhìn các “họa sĩ nhí”

Lần đầu tiên một cuộc thi vẽ tranh phòng, chống tác hại thuốc lá với sự phối hợp, hỗ trợ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh triển khai ở bốn huyện, thị xã tạo nên một sân chơi bổ ích cho học sinh trung học cơ sở. Hơn 10.000 bức tranh tham dự thể hiện ước mơ về một môi trường sống, học tập lành mạnh không khói thuốc.

Phòng, chống tác hại thuốc lá qua góc nhìn các “họa sĩ nhí”
Bỏ thuốc lá cần kiên nhẫn

Ai cũng biết tác hại của thuốc lá. Tuy nhiên, muốn bỏ hút thuốc lá không dễ, đòi hỏi phải có tính kiên nhẫn. Anh Hồ Văn Tấn (40 tuổi, Lê Thánh Tôn, TP. Huế) hút thuốc lá hơn 20 năm kể, anh hút hồi học phổ thông, rồi nghiện. Khi còn trẻ, anh chỉ hút rất ít, nhưng lúc đi làm, gặp áp lực trong công việc, anh hút nhiều hơn, khoảng một gói mỗi ngày. Việc hút thuốc lá thường xuyên là nguyên nhân gây bất hòa chính của vợ chồng anh. Vợ anh Tấn không ưa mùi khói thuốc. Ðỉnh điểm của mâu thuẫn khi vợ anh Tấn mang thai, cô ấy lo lắng khói thuốc lá gây nhiều nguy cơ dị tật cho đứa con trong bụng. Một lần làm căng với chồng, cô than thở: “Biết thế đã không lấy ông ghiền thuốc lá”.

Bỏ thuốc lá cần kiên nhẫn

TIN MỚI

Return to top