ClockThứ Sáu, 19/02/2016 14:39

Xã hội hóa công viên

TTH - Trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, việc đầu tư xây dựng các điểm xanh công viên còn gặp không ít khó khăn, thì sự chung tay của toàn xã hội là rất cần thiết.

Công viên bên bờ sông An Cựu được đầu tư xây dựng đường dạo cảnh quan 

 

Những công viên mini

Một tháng trước Tết Bính Thân, “Cát Tường viên” bên Đàn Nam Giao được khai trương. Từ một khu đất được giải tỏa của chợ Trường An trước đây bị người dân lấn chiếm kinh doanh hết sức nhếch nhác trở thành một công viên “mini” rất đẹp. Trước đó, trong khi chính quyền địa phương vẫn lúng túng vì chưa có phương án cải tạo hợp lý khu đất này thì bà Tạ Thị Ngọc Thảo, một doanh nhân có tiếng từ Thành phố Hồ Chí Minh gợi ý xây dựng nơi này thành một khu vườn cây cảnh kết hợp với kinh doanh các sản phẩm từ hoa và cây. Nhận thấy đây là ý tưởng hay, lãnh đạo Thành phố Huế đã đồng ý cho doanh nghiệp triển khai dự án. Và đúng như mục tiêu của doanh nghiệp này, không chỉ vì lợi nhuận mà còn tạo cảnh quan, “Cát Tường Viên” đã trở thành một điểm nhấn góp phần làm sáng lên và đem lại diện mạo mới cho không gian khu vực đối diện Đàn Nam Giao. Người dân Huế có thêm một địa chỉ uy tín để có thể mua được những giống cây xanh đẹp với giá cả hợp lý, được tư vấn miễn phí các giải pháp tạo dựng không gian sân vườn, không gian thiền, trà đạo. “Chúng tôi muốn góp phần công sức tôn tạo, gìn giữ không gian cảnh quan mang ý nghĩa tâm linh ở khu vực Đàn Nam Giao. Đây là địa chỉ để hướng dẫn khởi nghiệp cho những người trẻ yêu thích kinh doanh và biết đâu đây cũng là cách để nhân rộng, nâng cao niềm yêu thích trồng cây, tạo vườn của người dân xứ Huế”, doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo trải lòng.

Không chỉ có “Cát Tường viên”, gần đây xã hội hóa công viên, điểm xanh đã được TP. Huế quan tâm khuyến khích. Và thực tế, có sự tham gia của các doanh nghiệp, những ý tưởng về điểm xanh công viên sẽ trở nên phong phú, đa dạng hơn, từ đó phát huy được hiệu quả cao hơn. Ví như, dự án xây dựng chỉnh trang điểm xanh ở bờ sông An Cựu. Sau một thời gian dài giải tỏa nhưng chưa có điều kiện để chỉnh trang, xây dựng công viên, sự đầu tư của một doanh nghiệp với việc quy hoạch hệ thống đường dạo, trồng cây xanh, kết hợp trưng bày các sản phẩm cây kiểng và dịch vụ giải khát đã tạo nên một không gian hoàn toàn mới, một điểm nhấn cho toàn bộ khu vực. Dù là nơi kinh doanh dịch vụ cây cảnh nhưng đây hoàn toàn là một không gian mở, người dân hoàn toàn có thể tự do đi dạo, tập thể dục nên đa số đồng tình ủng hộ. Ông Lê Văn Mừng, phường An Đông phấn khởi: “Kể từ khi khu vực công viên này được đầu tư, môi trường không khí trong lành. Người dân đến đây đi dạo và tập thể dục rất đông, vệ sinh môi trường cũng được doanh nghiệp quan tâm nên rất sạch sẽ, khang trang. “

Có thể nhân rộng

Đánh giá về hiệu quả của công tác xã hội hóa xây dựng các điểm xanh, công viên, Chủ tịch UBND phường An Đông Nguyễn Đình Nghị, cho biết: “Đây là chủ trương nhận được sự đồng tình cao của người dân, gỡ được khúc mắc cho chính quyền địa phương trong điều kiện nguồn ngân sách thành phố còn hạn chế. Chính việc giao cho tư nhân quản lý nên Phường không còn lo xảy ra tình trạng lấn chiếm để kinh doanh buôn bán. Riêng việc bố trí đường đi bộ phía trong công viên cũng là một giải pháp khá sáng tạo của đơn vị này khi hạn chế tình trạng người dân chiếm dụng để buôn bán và đậu đỗ xe máy.”

Đồng tình với chính sách này của UBND TP. Huế, bà Tạ Thị Ngọc Thảo cho biết, đây là một chủ trương mới ở Huế nhưng lại không mới với nhiều nước trên thế giới. Việc giao cho tư nhân đầu tư có nhiều cái lợi, vừa giảm ngân sách đầu tư lại không để xảy ra tình trạng lấn chiếm, nhếch nhác do tâm lý “của chung ai cũng có thể sài”. Hơn nữa, việc bố trị hệ thống dịch vụ xen kẻ hợp lý trong công viên sẽ làm năng động hóa công viên, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Có thể nói, chủ trương xã hội hóa các công viên, điểm xanh là một việc làm hợp lý, phát huy tính hiệu quả cao. Ngoài hai dự án kể trên có thể kể đến một số mô hình rất tốt như: Vườn cây cảnh ở Khu Lục Bộ (đường Đoàn Thị Điểm), Khu vui chơi tại Nhà thiếu nhi Thành phố Huế và tới đây là dự án xây dựng công viên Kim Đồng. Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Văn Thành khẳng định, Thành phố rất khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng Thành phố. Đành rằng, doanh nghiệp thì phải kinh doanh nhưng nếu thành phố phê duyệt quy hoạch và doanh nghiệp làm đúng như tinh thần cam kết, không làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cảnh quan thì rất hoan nghênh.

Bài và ảnh: Quang Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn

Suy cho cùng, ý thức người dùng mới là quan trọng nhất. Nhưng nói ý thức chung chung thì khó quá, còn làm thế nào để buộc mọi người phải có ý thức trong cái sự xử lý "đầu ra" tế nhị và nhạy cảm kia thì lại là câu hỏi không hề dễ.

Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn
Sân khấu nổi trước công viên Trịnh Công Sơn

Thế là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã thỏa nỗi ước mong trở về với Huế quê hương, khởi đầu là bức tượng được dựng trong công viên ở ngã ba sông Hương và sông hộ thành Đông Ba...

Sân khấu nổi trước công viên Trịnh Công Sơn
Có đường… cứ thế là đi

Công viên hay phần đường dành cho người đi bộ được xây dựng phục vụ nhu cầu vui chơi, đi lại của người dân, thế nhưng lại có không ít người vô tư điều khiển xe máy chạy vào, gây nên tình trạng nguy hiểm, mất an toàn giao thông.

Có đường… cứ thế là đi
Sân chơi cho thiếu nhi thành phố

Loanh quanh qua những con đường trong nội đô, không khó để bắt gặp hình ảnh các em nhỏ tụ tập trong công viên, vỉa hè để đá bóng…

Sân chơi cho thiếu nhi thành phố
Return to top