ClockThứ Tư, 07/12/2016 09:33

Xa làn khói trắng

TTH - Hồi còn học phổ thông, tôi có một người bạn tên T., hút thuốc lá từ khi mới vào đầu cấp ba. Hút thuốc lá như cơm bữa nên các bạn trong lớp đặt cho biệt danh “T. nhai thuốc lá”. T. có thể bỏ bất cứ thứ gì chứ thuốc lá nhất quyết không.

Thuốc lá và bệnh tim mạchNên bỏ thuốc lá từ bây giờHút thuốc thụ động cũng nguy hiểm

Ngày T. thi đỗ đại học, dù nhà nghèo, chạy ăn từng bữa, bố mẹ T. vẫn cố gắng chu cấp cho con đầy đủ. Vậy mà hàng tháng T. vẫn thiếu tiền tiêu, nhiều lần thâm tiền cơm, tiền thuê trọ, ăn sáng, mà nguyên nhân vì hút quá nhiều thuốc lá.

Ngày hút, đêm hút, học hút, ăn xong hút, uống cà phê hút, buồn hút, vui cũng hút... Nói tóm lại T. hút thuốc trong mọi điều kiện, nhưng không hiểu sao cứ hút nửa điếu lại vứt bỏ và chỉ 5-10 phút sau lại thèm, thế là lại đốt thuốc. Hết tiền mua thuốc hút thì mua nợ hết quán này đến quán khác. 

Thế là, trả nợ thuốc thì phải nợ tiền cơm, tiền thuê trọ, ăn sáng thì bữa có bữa không. Nợ nần cứ thế trượt dài tháng này sang tháng khác... Một quán cơm bụi sinh viên giá rẻ nằm ở gần trường mà T. cũng nợ đến mấy triệu đồng, nợ tại một quán thuốc lá đến vài trăm ngàn.

Nợ quá lâu, bị nhắc nhở nhiều lần lại không có tiền trả, T. e ngại nên tìm đến một quán cơm khác để ăn. Thấy T. lâu ngày không ghé quán, lại không biết địa chỉ nhà thuê nên bất đắc dĩ bà chủ quán phải nhiều lần đến tận trường, vào lớp học tìm T. Cứ mỗi lần thấy bà chủ quán, T. vội trốn. Chạy trời không khỏi nắng, bà chủ quán có lần túm được, xả cho một trận ngay trước mặt bạn bè, thầy cô. T. bị thầy giáo phê bình, kiểm điểm.

Nghĩ về sự vất vả, sớm hôm tảo tần của cha mẹ để nuôi mình ăn học, lại còn mất mặt với bạn bè, thầy cô nên T. quyết định nói không với khói thuốc. Cứ mỗi lần thèm thuốc lá, T. lại làm một việc gì đó, như chăm sóc, tỉa tót mấy chậu hoa, đọc sách báo, lấy bài tập ra làm hay tập luyện thể thao. Thời gian cứ thế trôi, T. nhận ra một điều rằng, bỏ thuốc không phải là điều gì quá khó, quan trọng là ở quyết tâm và ý chí bản thân.

Giờ đây tốt nghiệp đại học rồi làm việc tại một cơ quan Nhà nước, T. trở thành một kênh trong việc tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè giã từ thuốc lá!

Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phòng, chống tác hại thuốc lá qua góc nhìn các “họa sĩ nhí”

Lần đầu tiên một cuộc thi vẽ tranh phòng, chống tác hại thuốc lá với sự phối hợp, hỗ trợ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh triển khai ở bốn huyện, thị xã tạo nên một sân chơi bổ ích cho học sinh trung học cơ sở. Hơn 10.000 bức tranh tham dự thể hiện ước mơ về một môi trường sống, học tập lành mạnh không khói thuốc.

Phòng, chống tác hại thuốc lá qua góc nhìn các “họa sĩ nhí”
Bỏ thuốc lá cần kiên nhẫn

Ai cũng biết tác hại của thuốc lá. Tuy nhiên, muốn bỏ hút thuốc lá không dễ, đòi hỏi phải có tính kiên nhẫn. Anh Hồ Văn Tấn (40 tuổi, Lê Thánh Tôn, TP. Huế) hút thuốc lá hơn 20 năm kể, anh hút hồi học phổ thông, rồi nghiện. Khi còn trẻ, anh chỉ hút rất ít, nhưng lúc đi làm, gặp áp lực trong công việc, anh hút nhiều hơn, khoảng một gói mỗi ngày. Việc hút thuốc lá thường xuyên là nguyên nhân gây bất hòa chính của vợ chồng anh. Vợ anh Tấn không ưa mùi khói thuốc. Ðỉnh điểm của mâu thuẫn khi vợ anh Tấn mang thai, cô ấy lo lắng khói thuốc lá gây nhiều nguy cơ dị tật cho đứa con trong bụng. Một lần làm căng với chồng, cô than thở: “Biết thế đã không lấy ông ghiền thuốc lá”.

Bỏ thuốc lá cần kiên nhẫn
Điều trị COPD hiệu quả, phải bỏ hút thuốc

Thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Có 15% người hút thuốc lá mắc COPD và 90% người mắc COPD có tiếp xúc với thuốc lá. Ở Bệnh viện Phổi Thừa Thiên Huế, mỗi năm có hơn 4.000 người đến khám, chữa bệnh, trong đó có nhiều người hút thuốc và nhiều người bị các bệnh về phổi do nguyên nhân này.

Điều trị COPD hiệu quả, phải bỏ hút thuốc
Return to top