ClockThứ Hai, 25/02/2019 14:05

Xác định bước đột phá, tạo đà thành công

TTH - Thực hiện mục tiêu đào tạo nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp và thị trường lao động, Trường cao đẳng Nghề số 23 - Bộ Quốc phòng thu hút nhiều học viên trên địa bàn miền Trung và Tây Nguyên.

Kế hoạch giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2019Phối hợp tuyên truyền và thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng 2019Bám cơ sở để xây dựng Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Học viên được học tập với thiết bị hiện đại

Ba khâu đột phá

Đại tá Lê Văn Thạnh, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Nghề số 23 cho biết: "Nhằm tạo uy tín, thu hút được học viên, Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2015 - 2020 của Đảng bộ nhà trường xác định tập trung vào 3 khâu đột phá: Đột phá vào tư vấn, tuyển sinh; nâng cao chất lượng đào tạo và tìm kiếm, giới thiệu việc làm cho học viên khi ra trường".

Thực hiện các khâu đột phá đó, những năm qua, Trường cao đẳng Nghề số 23 đã chủ động cử các đoàn công tác đến các cơ quan, doanh nghiệp, xí nghiệp, các đơn vị quân đội và địa phương làm công tác tư vấn, giới thiệu, định hướng ngành nghề, chuẩn bị kỹ cho công tác tuyển sinh, nhất là tập trung tư vấn cho số bộ đội chuẩn bị xuất ngũ và con em đồng bào dân tộc thiểu số về các chính sách ưu tiên trong đào tạo nghề. Nhà trường cũng cử cán bộ đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tìm hiểu, nắm bắt tình hình và nhu cầu tuyển dụng lao động. Từ đó, liên kết để tạo điều kiện cho học viên tiếp xúc thực tế trong quá trình học tập và tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi ra trường.

Nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, lấy kỹ năng hành nghề thực tiễn của học viên và nhu cầu của người sử dụng lao động làm thước đo đánh giá chất lượng đào tạo. Nhờ chủ động phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trên toàn quốc mở rộng liên kết đào tạo, nhà trường lựa chọn đào tạo được những ngành, nghề mà doanh nghiệp đang cần, đang thiếu, tránh được việc đào tạo nghề đại trà, dẫn đến hiệu quả không cao, hay doanh nghiệp tuyển được lao động có tay nghề rồi lại phải cử đi đào tạo lại...

Đáng chú ý, trước khi đào tạo, học viên được tư vấn đầy đủ về xu thế nghề nghiệp, giúp họ định hình được những gì doanh nghiệp đang cần ở người lao động có tay nghề, để mỗi học viên đều xác định tốt nhiệm vụ học tập, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp theo hướng học xong, thực hành và làm việc được ngay. Học viên được đào tạo cơ bản ở trường, thực tập sản xuất tại doanh nghiệp và được hưởng phụ cấp như công nhân kỹ thuật, được tính sản lượng và đánh giá như công nhân chính thức.

Nguyễn Xuân Quang, học viên Khoa Công nghệ ô tô tâm sự: "Học tập tại trường, bản thân tôi nhận thấy chương trình đào tạo của nhà trường rất tốt; trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học hiện đại, đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, khi học tập tại đây tôi cảm thấy yên tâm hơn và hy vọng sau khi ra trường chúng tôi sẽ có được một công việc như mong muốn".

Hồ Hữu Hùng, làm việc tại Công ty máy tính Phong Vũ, TP. Huế cho biết: “Sau khóa học trung cấp kỹ thuật sửa chữa máy tính, tôi được nhà trường giới thiệu vào làm việc ở Công ty Phong Vũ. Tôi thấy môi trường làm việc ở đây rất tốt và mức thu nhập cũng khá ổn định".

Tìm kiếm cơ hội việc làm tốt cho học viên

"Để tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp, hàng năm, vào dịp trao bằng tốt nghiệp cho học viên, nhà trường đã mời các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất về tại trường để tổ chức hội chợ giới thiệu việc làm. Qua đó, các học viên được nghe giới thiệu về doanh nghiệp, điều kiện, chế độ làm việc và được tư vấn để lựa chọn công việc phù hợp. Phía các doanh nghiệp cũng tổ chức phỏng vấn, tuyển dụng lao động đi làm ngay tại hội chợ. Đây là cơ hội để học viên lựa chọn công việc phù hợp với khả năng của mình và mức thu nhập" - Đại tá Lê Văn Thạnh cho biết thêm.

Những năm gần đây, trước nhu cầu của học viên có tay nghề muốn tìm kiếm cơ hội xuất khẩu lao động, nhà trường đã cộng tác với các đơn vị uy tín để xuất khẩu lao động có tay nghề sang các thị trường tiềm năng như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, UAE… Các doanh nghiệp cộng tác được nhà trường bố trí tư vấn trực tiếp với học viên năm cuối để các em có thời gian đăng ký học ngoại ngữ, tiếp cận các đơn hàng có ngành nghề phù hợp nhằm lựa chọn hướng đi đúng, an toàn. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2018, nhà trường đã hoàn thành thủ tục hợp đồng cho hơn 300 em đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, trong đó có 50 em đã sang làm việc với mức thu nhập bình quân trên 30 triệu đồng/tháng.

Có thể khẳng định, nhờ thực hiện tốt 3 khâu đột phá trên nên Trường cao đẳng Nghề số 23 đã trở thành địa chỉ tin cậy của các học viên và doanh nghiệp. Hằng năm, số học viên ra trường có việc làm đạt tỷ lệ trên 90% với mức thu nhập ổn định, bình quân từ 5,5 đến 8 triệu đồng/tháng.

Bài, ảnh: Quang Đạo

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bước đột phá từ số hóa hồ sơ bệnh án

Số hóa bệnh án, tiến đến bệnh án điện tử thuận tiện cho việc theo dõi, điều trị bệnh nhân và tiết kiệm thời gian. Hai bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên áp dụng chuyển đổi số ở lĩnh vực này mang lại nhiều thay đổi đáng kể.

Bước đột phá từ số hóa hồ sơ bệnh án
Tạo đà phục hồi hoàn toàn thị trường khách quốc tế

Theo nhận định của Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism), du lịch quốc tế đang trên đà trở lại mức trước đại dịch vào năm 2024. Đây cũng là giai đoạn Thừa Thiên Huế cần thực hiện nhiều chiến lược để phục hồi mạnh mẽ thị trường khách quốc tế.

Tạo đà phục hồi hoàn toàn thị trường khách quốc tế
Tạo đà cho hoạt động xuất, nhập khẩu “cất cánh”

Năm 2023, dù đạt chỉ tiêu đề ra, song, tốc độ tăng giá trị xuất, nhập khẩu vẫn chưa như kỳ vọng. Để hoàn thành được chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% trở lên trong năm 2024 đòi hỏi cần các giải pháp căn cơ từ nhiều phía.

Tạo đà cho hoạt động xuất, nhập khẩu “cất cánh”
Đào tạo tư vấn viên và vận động hiến tặng mô, tạng

Từ ngày 11 đến 14/12, tại Huế, Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người tổ chức lớp đào tạo tư vấn viên và vận động hiến tặng mô tạng sau chết/chết não và đào tạo chẩn đoán chết não. Tham dự gồm có các học viên đến từ 15 bệnh viện khu vực miền Trung.

Đào tạo tư vấn viên và vận động hiến tặng mô, tạng
Xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin: Trách nhiệm thiêng liêng

Để thực hiện tốt Đề án tìm kiếm hài cốt liệt sĩ (HCLS) và xác định danh tính HCLS còn thiếu thông tin, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh - Cơ quan Thường trực đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo (BCĐ) 515 tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo bằng nhiều chủ trương, giải pháp. Đồng thời, phối hợp với các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị triển khai rà soát thu thập, xử lý xác minh thông tin, góp phần thực hiện tốt công tác xác định danh tính HCLS còn thiếu thông tin.

Xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin Trách nhiệm thiêng liêng
Return to top