ClockChủ Nhật, 17/11/2019 16:06

Xây dựng chế độ chính sách, đãi ngộ phù hợp cho giáo viên mầm non

TTH.VN - Sáng 17/11, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ đã có buổi gặp mặt với trên 410 cán bộ quản lý và giáo viên mầm non trong toàn tỉnh.

Tọa đàm kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11Bộ CHQS tỉnh thăm, chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh tại buổi gặp mặt với các nhà quản lý, giáo viên ở các trường mầm non 

Mở đầu buổi gặp gỡ, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, thay mặt lãnh đạo tỉnh gửi lời chúc mừng nhân kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 đến tất cả giáo viên có mặt tại hội trường. Đồng thời bày tỏ mong muốn được nghe các ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của giáo viên góp phần đưa giáo dục mầm non tỉnh nhà có những bước tiến trong đổi mới căn bản của ngành giáo dục.

Toàn tỉnh có 206 trường mầm non với 411 điểm trường. Trong đó, có 186 trường công lập và 20 trường tư thục. Trẻ em ra lớp ở độ tuổi nhà trẻ đạt tỷ lệ 32,6% và mẫu giáo đạt 90,7%. Tính đến nay, các địa phương cơ bản đủ phòng học cho tất cả độ tuổi. Trong đó, 60,7% phòng học kiên cố; 37,8% phòng học bán kiên cố và 1,5 phòng học tạm, học nhờ. Chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên được quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học, nên 100% đạt chuẩn.

Tại buổi gặp mặt, nhiều ý kiến cho rằng, hệ thống cơ sở vật chất của giáo dục mầm non trong toàn tỉnh còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu của người dân. Cô giáo Trần Thị Lanh (Phong Xuân – Phong Điền), bày tỏ: “Toàn trường có 150 trẻ đang được bố trí ở hai lớp. Tuy nhiên, còn một nhóm trẻ phải học dưới chân cầu thang nên rất khó khăn”. Thực tế cho thấy, giáo dục bậc học mầm non vẫn còn nhiều khó khăn khi công trình vệ sinh, nước sạch, bếp ăn ở một số nơi chưa đúng quy chuẩn... Nhiều phòng được xây dựng từ lâu, quỹ đất hạn chế nên không hình thành được các khu vực  vui chơi cho trẻ. Một một số trường mầm non có nhiều điểm trường nên sự đầu tư còn dàn trải. Do đó, các trường gặp khó khăn khi xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. 

Ý kiến nhiều nhất từ các địa phương vẫn là vấn đề định biên các chức danh như bảo vệ, cấp dưỡng, văn thư và nhân viên y tế. Cô giáo Nguyễn Thị Hằng, Trường mầm non Hương Bình (Hương Trà) cho rằng: Trường chỉ có một bảo vệ nhưng lại có 2 cơ sở nên khá khó khăn trong quản lý. Nhân viên kế toán phải kiêm văn thư và nhân viên y tế kiêm thủ quỹ nên khá áp lực. Thời gian làm việc của các giáo viên trên 10h/ngày đã ảnh hưởng đến chất lượng nuôi dạy trẻ. Không ít trường giáo viên không được hưởng chế độ ở lại trực bán trú buổi trưa… Bởi lẽ, công tác xã hội hóa rất khó khăn, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa nên đời sống của nhân viên cấp dưỡng, bảo vệ …rất bấp bênh.

Giáo viên mầm non bày tỏ nguyện vọng với lãnh đạo tỉnh về chế độ chính sách, cơ sở vật chất còn hạn chế

Tại buổi gặp mặt, nhiều ý kiến đề xuất với lãnh đạo tỉnh và các địa phương cần quan tâm đầu tư cho giáo dục mầm non đáp ứng đủ phòng học. Dành quỹ đất cho phát triển giáo dục mầm non, cải tạo sân vườn, bổ sung các phòng hiệu bộ, phòng chức năng, các công trình vệ sinh cho các trường mầm non. Mua sắm, bổ sung các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cần thiết đáp ứng yêu cầu chơi mà học phù hợp với đặc điểm lứa tuổi. Có quyết sách đảm bảo chế độ đời sống đối với nhân viên hợp đồng trong trường mầm non để họ yên tâm công tác.

Ghi nhận sự đóng góp của những giáo viên mầm non trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng, những ý kiến đóng góp đều rất xác đáng và xuất phát từ thực tế; sẽ  tiếp thu để có những đề án, sự hỗ trợ kịp thời. Chủ tịch Phan Ngọc Thọ Mong muốn với tấm lòng yêu trẻ, các thầy cô giáo tiếp tục nỗ lực để vượt qua khó khăn, nâng cao vị thế của người giáo viên, xây dựng hệ thống trường học hạnh phúc.

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa và quà cho giáo viên vượt khó tại buổi gặp mặt 

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, thời gian tới, ngành giáo dục cần xây dựng mô hình quản lý nhà trường thật sự đổi mới, lồng ghép nhiều mô hình trường học kiểu mẫu theo hướng trường học hạnh phúc, trường học xanh, trường học thông minh; chuẩn hóa cơ sở vật chất, trong đó ưu tiên xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn ở các vùng sâu, vùng xa, trang bị hệ thống trang thiết bị dạy học. Các địa phương phối hợp cùng ngành giáo dục rà soát lại hệ thống trường mẫu giáo để quy hoạch lại mạng lưới trường học hoàn chỉnh phù hợp đặc điểm vùng miền; tiếp tục nghiên cứu để xây dựng chế độ chính sách, đãi ngộ phù hợp với cán bộ, giáo viên; nâng cao, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên đáp ứng đổi mới toàn diện giáo dục.

Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ đã tặng hoa và quà cho 21 giáo viên vượt khó hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo

Từ ngày 5/3 đến 15/3 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền, Phú Vang kiểm tra, giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các trường học có bán trú thuộc 25 xã nghèo.

​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo
Giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh

Tết cổ truyền là dịp để mọi người tìm về với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đây cũng là dịp các trường học tổ chức những hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm để giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh.

Giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh
Người dân kiến nghị liên quan đến lĩnh vực đất đai, môi trường

Ngày 22/2, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân và Phó Trưởng Đoàn ĐBQH Nguyễn Thị Sửu đã có buổi tiếp công dân định kỳ tháng 2.

Người dân kiến nghị liên quan đến lĩnh vực đất đai, môi trường

TIN MỚI

Return to top