ClockThứ Hai, 23/04/2018 06:15

Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn

TTH - Kết quả điều tra hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn năm 2018 của Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho thấy, lo ngại của người tiêu dùng khi mua thực phẩm, nông sản tập trung vào những rủi ro liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).

Chuỗi cung ứng nông sản an toàn: Nhiều sản phẩm còn thiếu chứng nhậnCả nước có hơn 4.000 chuỗi cung ứng nông sản an toànChuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn là yêu cầu cấp thiết

Truy xuất nguồn gốc từ con giống

71-87% người tham gia khảo sát nói sẽ dựa trên yếu tố VSATTP để quyết định mua các mặt hàng trên.

5 chuỗi được công nhận

Số liệu từ Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (QLCLNLS&TS) tỉnh cho thấy, năm 2017 toàn tỉnh triển khai thí điểm xác nhận chuỗi cho 5 sản phẩm (SP) gồm 3 SP gạo và 2 SP thịt lợn. Việc làm này bước đầu mang lại niềm tin cho khách hàng đối với một số SP nông lâm, thủy sản trên địa bàn.

Ngoài các SP trên, một số SP nông lâm, thủy sản cũng manh nha hình thành chuỗi, với khâu sản xuất ban đầu được cấp chứng nhận VietGAP. Cụ thể, Chi cục QLCLNLS&TS tỉnh hỗ trợ xây dựng vùng sản xuất rau an toàn được cấp chứng nhận VietGAP cho 40 ha rau má xã Quảng Thọ; 35 ha rau xã Quảng Thành, 17 ha hành lá phường Hương An.

Theo ông Hồ Đăng Khoa, Chi cục trưởng Chi cục QLCLNLS&TS tỉnh, SP từ các chuỗi được đưa vào chương trình lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm nên kiểm soát chặt chẽ chất lượng sau khi công bố chuỗi. Một trong những ưu thế của các SP từ chuỗi chính là SP được công nhận an toàn trong suốt quá trình từ sản xuất đến bàn ăn. Nhờ đó, SP chuỗi dễ tạo được niềm tin của người tiêu dùng, giá bán cao hơn so với SP khác, dễ cạnh tranh so với các SP không công nhận

Tiếp sức

Các SP nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn bước đầu đã được người tiêu dùng lựa chọn và dần khẳng định vị thế trên thị trường. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển các chuỗi trên địa bàn tỉnh hiện đang đối mặt với không ít khó khăn, nguyên nhân là chưa tạo được liên kết giữa các đầu mối cung ứng, thu mua, xử lý, chế biến.

Theo ông Lê Ngọc Bảo, Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Quảng Điền, những năm qua, từ nhiều nguồn như: khuyến công, khoa học công nghệ, huyện hỗ trợ một số khâu trong xây dựng chuỗi, cũng có nhiều SP đáp ứng tiêu chí chuỗi như:  rau má Quảng Thọ, rau Quảng Thành, bún Ô Sa hay chế biến mắm, nước nắm Bà Giang, Bà Gái… Do đa số người dân phát triển mô hình theo quy mô nông hộ, chủ yếu cung cấp cho tư thương và qua nhiều khâu trung gian nên rất khó để thực hiện chứng nhận chuỗi.

Quản lý chặt

“Chúng tôi sẽ định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất, kiểm tra thực tế việc tuân thủ các nội dung đã được xác nhận và lấy mẫu thẩm tra sau khi sản phẩm được xác nhận chuỗi. Trường hợp phát hiện cơ sở sản xuất, kinh doanh trong chuỗi không tuân thủ quy định hoặc mẫu kiểm nghiệm khẳng định không đạt yêu cầu sẽ huỷ bỏ xác nhận, công khai và áp dụng biện pháp xử lý theo quy định hiện hành”, ông Khoa cho biết.

Trong khi giá cả các mặt hàng nông sản, nhất là rau, củ có giá trị chưa cao thì kinh phí phân tích mẫu để được xác nhận chuỗi lại khá cao, trung bình khoảng 5 triệu đồng/mẫu. Người sản xuất, nhất là nông dân không đủ khả năng tài chính để xác nhận SP an toàn.

Mô hình chăn nuôi VietGAP do Chi cục Chăn nuôi thú y Hương Thủy triển khai tại Phú Bài, Phú Sơn cũng là thực tế đáng buồn. Các hộ chăn nuôi mặc dù được công nhận chăn nuôi theo hướng VietGAP nhưng SP chăn nuôi khi ra thị trường lại được “nhập chung” với các SP không được chứng nhận khác. Đầu ra đạt chuẩn nhưng các khâu còn lại chưa được đồng nhất thì khó lòng xây dựng được chuỗi. Chưa nói, người nông dân vẫn còn khá mù mờ về khái niệm xây dựng chuỗi, cũng như ý thức xây dựng chuỗi trong quá trình sản xuất chưa cao.

Với mục tiêu, tăng cường phát triển chuỗi, xác nhận chuỗi bảo đảm an toàn thực phẩm, năm 2018, Chi cục QLCLNLS&TS tỉnh định hướng sẽ hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng thêm 3 chuỗi. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động tham quan nơi sản xuất chế biến, quảng bá các SP an toàn, hướng người tiêu dùng thay đổi thói quen sử dụng những mặt hàng an toàn có nguồn gốc thay vì dùng hàng trôi nổi trên thị trường.

Ông Hồ Đăng Khoa khẳng định, đã vận động được nguồn hỗ trợ một phần kinh phí ban đầu để phân tích mẫu trong quá trình xác nhận chuỗi cho người dân, giảm áp lực kinh phí khi xác nhận chuỗi. Sắp tới, đơn vị cũng tiến hành triển khai hỗ trợ ứng dụng phần mềm hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã truy xuất nguồn gốc bảo đảm an toàn thực phẩm cho một số cơ sở sản xuất.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới
Góp phần xây dựng cổng trường an toàn

Hình ảnh nhiều phụ nữ, đoàn viên thanh niên, cựu chiến binh tổ chức kẻ vẽ nơi đậu xe cho phụ huynh trước các cổng trường được nhiều người tấm tắc khen. Dù chỉ là những việc làm nhỏ, nhưng góp phần làm cho cổng trường thực sự là nơi an toàn đối với học sinh.

Góp phần xây dựng cổng trường an toàn
Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền

Chiều 8/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị để nghe Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025 và thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top