ClockThứ Sáu, 26/10/2018 17:00

Xây dựng năng lực dự báo, chủ động phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai hiệu quả

TTH.VN - Đó là kết quả sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 24 – NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường của tỉnh tại buổi làm việc với Đoàn khảo sát Ban Kinh tế Trung ương chiều 26/10.

Tăng cường tuyên truyền về các thành tựu kinh tế - xã hội của đất nướcHệ thống thoát nước, xử lý nước thải Chân Mây - Lăng Cô sẽ hoàn thành 2018Tái cơ cấu kinh tế: Nguồn vốn lớn nhất là... con người

Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát phát biểu tại buổi làm việc 

UVTW Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát; UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì buổi làm việc. Cùng làm việc còn có các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh.

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương thông tin, từ năm 2009 đến 2017, tỉnh đã triển khai hơn 90 đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh với kinh phí 50 tỷ đồng về xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Toàn tỉnh có 56 hồ chứa thủy lợi, 6 hồ thủy điện với tổng dung tích khoảng 2 tỷ m3; đầu tư 2,6 km kè chống sạt lở bờ biển, ổn định cửa biển; 71 km kè sông, góp phần ổn định cuộc sống, sản xuất cho người dân; xây dựng 57 tháp báo lũ trải đều trên địa bàn các huyện, thị xã và TP. Huế; đầu tư 1.180 km hệ thống kênh mương nội đồng để chủ động được nguồn nước tưới tiêu, tiết kiệm nguồn nước, giảm chi phí vận hành khai thác.

Mục tiêu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành di chuyển, bố trí, sắp xếp, ổn định cho 3.324 hộ dân ảnh hưởng sạt lở, xâm thực của biển và biến đổi khí hậu. Đến nay, diện tích rừng trồng của toàn tỉnh đạt trên 100.000 ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 56,21% năm 2009 ổn định 57% năm 2017. Bình quân mỗi năm tỉnh trồng khoảng 5.000 - 6.000 ha; trong đó, diện tích trồng mới trên đất trống khoảng 600 ha, còn lại trồng trên đất rừng khai thác…

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 24, đề nghị Trung ương quan tâm hỗ trợ đầu tư các chương trình, dự án, đề án hỗ trợ cho các địa phương thực hiện công tác ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, nhất là trong công tác phòng, chống thiên tai như nâng cấp đê biển, bảo đảm an toàn hồ chứa, các dự án chống sạt lở bờ sông, bờ biển; bảo vệ và phát triển rừng nhằm giảm phát thải khí nhà kính; bảo vệ môi trường sống; thiết lập hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đủ mạnh để có thể theo dõi chặt chẽ sự thay đổi thường xuyên và bất thường của khí hậu…

Lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh kiến nghị, đề xuất với Đoàn công tác

Trên cơ sở các ý kiến trao đổi của các thành viên trong Đoàn khảo sát Ban Kinh tế Trung ương và các sở, ban, ngành của tỉnh và từ thực tế, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát ghi nhận những kết quả đã đạt được của tỉnh trong thời gian qua; đồng thời khẳng định, việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên biển, đầm phá của tỉnh đã dần đi vào ổn định; kiểm soát được môi trường; tổ chức xử lý tốt chất thải rắn. Tuy nhiên, đối chiếu với các mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết 24 thì có những cái đạt, có cái chưa đạt được, cần phải tiếp tục nỗ lực cố gắng hơn nữa trong thời gian tới. Muốn vậy, bên cạnh đề ra các giải pháp, cần xác định được những nguyên nhân để tập trung lãnh, chỉ đạo thực hiện đạt kết quả cao hơn Nghị quyết 24. Đoàn tiếp thu những kiến nghị, đề xuất của tỉnh, nhất là những tồn tại, khó khăn, những cơ chế chính sách để đề xuất với Bộ Chính trị có sự điều chỉnh sao cho phù hợp.

Trước đó, Đoàn khảo sát Ban Kinh tế Trung ương cũng đã đi khảo sát tại Nhà máy xử lý nước thải tại KCN Phú Bài; bãi xử lý chất thải rắn Thủy Phương; kiểm tra sạt lở ở bãi biển Thuận An.

Tin, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu

Một báo cáo mới của Chính phủ Australia cảnh báo rằng tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ ở nước này có thể khiến các công ty bảo hiểm và ngân hàng rút dịch vụ của họ khỏi các cộng đồng dễ bị tổn thương trước các sự kiện cực đoan. Điều này có thể gây ra “hiệu ứng xếp tầng” trên toàn bộ nền kinh tế.

Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu
Return to top