ClockThứ Hai, 12/02/2018 12:19

Xe ôm chở hoa “bội thu” dịp Tết

TTH.VN - Khi thị trường hoa, cây cảnh được bày bán phục vụ Tết có mặt ở khắp mọi nẻo đường cũng là lúc đội ngũ xe thồ từ xe máy, xích lô hay ba gác... “bội thu” nhờ được thuê chở hoa liên tục. Tuy vất vả nhưng niềm vui của mỗi chủ xe tỏ rõ trên nét mặt, nụ cười bởi thu nhập tăng cao...

Tết với người trồng hoaChống rét cứu hoa tếtBa họa sỹ nhận giải thiết kế tem Tết Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh TýTết quê

Với nhiều người đạp xích lô dịp cuối năm là mùa "bội thu" nhờ nhận được nhiều chuyến hàng ở chợ hoa Tết. Trong ảnh, một đạp xe xích lô nhận chở quật trên đường Lê Duẩn, TP. Huế

Những ngày này ra đường có thể thấp ngập tràn sắc hoa được bày bán từ trung tâm TP. Huế cho đến các tuyến đường ngoại ô, xóm làng... Bên cạnh những người đi mua rồi tự chở về thì với những người xe thồ đó là niềm vui khôn tả bởi vừa “chở xuân”, vừa là thời điểm kiếm được nhiều tiền nhất năm. Anh Nguyễn Hoa (47 tuổi, Phú Mỹ, Phú Vang) - người có thâm niên hơn chục năm chạy xe ôm thường dành thời gian nửa tháng cuối năm để chở hoa thuê cho các chủ cửa hàng hoa cũng như khách đi sắm hoa chưng Tết. 

“Thời điểm này phải chạy liên tục, từ sáng sớm đến đêm khuya. Hơi vất vả nhưng kiếm được rất nhiều tiền”, anh Hoa nói khi vừa tất tả đưa hai chậu cúc lên xe chở về cho khách từ Phu Vân Lâu về tận cuối đường Nguyễn Sinh Cung. Tùy từng cây to hay nhỏ, cự ly xa hay gần mà người thuê trả giá cao hay thấp. Đi gần thì 50.000 – 70.000 đồng/cuốc xe, xa hơn có lúc lên tới 200.000 đồng/cuốc. Trừ chi phí mỗi ngày anh Hoa kiếm khoảng 500.000 – 700.000 đồng.

Nhưng không phải khi nào cũng có thể nhận bởi có nhiều cây cành to xe máy đành chịu. Những lúc như thế, những người trong nghề lại “chuyển mối” cho nhau. “Có những chậu mai, hay quất to xe máy làm sao chở được. Thường như thế chúng tôi không dám nhận, mà chia sẻ cho các “đồng nghiệp” xích lô, ba gác... vừa an toàn, vừa san sẻ công việc cho anh em”, anh Nguyễn Tú (Kim Long, TP. Huế) – người có nhiều năm chở hoa thuê ở trước mặt Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh (vòng xoay ngã 6, đường Hùng Vương) chia sẻ.

Theo kinh nghiệm của anh Tú, chở hoa mai, đào quan trọng nhất là tránh va quệt, ngã xe, nếu không số tiền kiếm được không thể nào đền nổi cho khách. Người chở phải biết giằng, buộc dây sao cho chắc chắn. Đến nơi, phải bê tận vào nhà, thậm chí còn đưa lên tầng trên. Vì thế, mà nhiều cây lớn, trị giá đắt tiền anh Tú đành khước từ, bởi thấy mình không đủ sức. “Thấy vậy mà không đơn giản đâu. Cây nào lớn, giá trị đắt tiền để anh em xe xích lô, ba gác chở”, anh Tú tâm tình, và cho biết mỗi mùa hoa Tết như vậy cũng kiếm được hơn 7 triệu. 

Theo kinh nghiệm của nhiều người hành nghề xe ôm chở hoa dịp Tết, việc đầu tiên phải buộc dây sao cho chắc chắn

Khác với xe máy, người đạp xích lô lẫn ba gác di chuyển chậm hơn, mất khá nhiều thời gian bởi phải vận chuyển loại cây lớn, đắt tiền. Do vậy, tiền công cũng cao hơn so với xe máy. Anh Phan Trung (Phú Thượng, Phú Vang), người đạp xe ba gác chuyên nhận chở hàng hoa dịp Tết kể rằng, một ngày chỉ cần nhận khoảng 5 chuyến xe là coi như "ấm lòng". Mỗi chuyến như vậy anh kiếm giá trung bình cũng từ 100.000 – 200.000 đồng. Anh Trung kể, ngoài nhận chở ở chủ vườn hoa quen thân, thời gian rảnh anh cũng nhận chở thêm từ khách đến mua hoa. Nhờ có một chút kinh nghiệm chăm sóc hoa mà anh cũng được nhiều khách tcó khi thêm tiền “boa” từ khách hàng. 

Không chỉ người chuyên làm nghề xe ôm hàng ngày, mà nhiều thợ xây, bốc vác... cứ đến dịp cuối năm khi chợ hoa họp chợ họ lại làm về phố làm thêm. “Chỉ cần một chút sức khỏe, và tính cẩn thận thì kiếm được rất nhiều tiền”, anh Nguyễn Hữu Vân (Thủy Vân, Hương Thủy) tâm sự. Anh Vân làm nghề thợ xây nhưng cứ đến dịp giáp Tết lại lên phố nhận chở hoa. Nghề nào cũng vất vả, thợ xây có cái khổ riêng, nhưng chở hoa thuê dịp Tết cũng không hề đơn giản. Anh Vân nói, trời tạnh ráo thì không vấn đề gì, nhưng những ngày trời mưa buốt lạnh việc di chuyển vô cùng khó khăn. Anh Vân trầm ngâm: “Nhưng rồi mưa nắng chi cũng chở. Chở được nhiều thì có Tết vui, có tiền mua sắm, lo cho nhà cửa dăm ba ngày Tết...”.

Giữa những ngày mưa lạnh, tạnh ráo đan xen hàng trăm người hành nghề xe ôm chở hoa dịp Tết vẫn đang hì hục nhận chở, ngược xuôi khắp mọi nẻo đường. Mỗi chuyến hoa, là mỗi mùa xuân. Dù vất vả cỡ nào họ vẫn mỉm cười, bởi đổi lấy có thu nhập cao so với ngày thường. Tết nhờ thế mà cũng ấm êm...

Bài, ảnh: Phan Thành

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hoa tết và câu chuyện thích ứng thị trường

Thực tế cho thấy, câu chuyện luẩn quẩn của ngành trồng, kinh doanh hoa tết vẫn lưu cửu. Dù bài học “bể hoa tết” không mới, nhưng gần như năm nào cũng tái diễn. Đó là bài học về việc “bắt mạch", thích ứng với thị trường”-nguyên tắc sống còn trong sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là với mặt hàng hoa tết.

Hoa tết và câu chuyện thích ứng thị trường
Hoa tết – một góc nhìn

Cứ tầm 28 đến 30 tháng Chạp lại rộ lên chuyện hoa tết ế ẩm, chuyện chủ hàng treo biển “đại hạ giá, “xả hàng”, rồi tiếp đó, là chuyện “đập chậu, bỏ hoa”… Nhưng ế ẩm, lời - lỗ thế nào, chỉ người bán mới rõ nhất

Hoa tết – một góc nhìn
Chợ hoa tết:
Hoa nhiều, nhưng khách chưa đông

Đó là nhận định của một số hộ kinh doanh hoa và cây cảnh phục vụ thị trường tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn TP. Huế.

Hoa nhiều, nhưng khách chưa đông

TIN MỚI

Return to top