ClockThứ Bảy, 23/11/2019 13:15

Xi măng Đồng Lâm: Cải tiến để phát triển bền vững

TTH - Đi vào hoạt động, Công ty CP Xi măng Đồng Lâm xác định nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, các tiến bộ khoa học công nghệ mới nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho khách hàng, doanh nghiệp, giảm phát thải khí có hại… là điều kiện tiên quyết để tồn tại và phát triển bền vững.

Xi măng Đồng Lâm đồng hành xây dựng nông thôn mới“4.0” ở Xi măng Đồng LâmXi măng Đồng Lâm đã trở thành thương hiệu mạnh

Nhờ ứng dụng hệ thống quản lý xuất nhập hàng đã mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng cũng như công ty

Nhiều sáng kiến mới

Ông Nguyễn Hữu Chi, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu phát triển và Dịch vụ kỹ thuật Nhà máy Xi măng Đồng Lâm thông tin, dây chuyền sản xuất của nhà máy với công nghệ, thiết bị được trang bị khá đầy đủ, hiện đại theo hướng tiết kiệm năng lượng; ứng dụng công nghệ cao trong khai thác, quản lý chất lượng...

Nhiều năm qua, các sáng kiến, cải tiến và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHCN) mới được thực hiện, như đầu tư cải tiến hệ thống tận dụng nguồn nhiệt thải để sấy máy nghiền xi măng thay thế nhiệt từ buồng đốt phụ giảm tiêu hao dầu DO; nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm phát thải ra môi trường; cải tiến, nâng cấp hệ thống thiết bị, phần mềm phối liệu tự động thông qua thiết bị phân tích trực tuyến và định lượng nhằm ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí nhân lực. Công ty đã thành công trong việc nghiên cứu nâng cao đặc tính sử dụng xi măng cho vữa/hỗn hợp bê tông; thực hiện nhiều giải pháp hợp lý hóa, tối ưu hóa vận hành, sử dụng vật liệu chịu lửa… cho thiết bị hoạt động với năng suất cao, đạt và vượt năng suất thiết kế, giảm phát thải NOX (oxyde nitơ) trong khí thải lò nung…

Gần đây nhất là ứng dụng tiến bộ khoa học lĩnh vực công nghệ thông tin trong quản lý xuất nhập hàng đã đem lại hiệu quả lớn trong sản xuất, kinh doanh và thay đổi hẳn hình ảnh nhà máy trong công tác giao nhận hàng hóa. Theo đó, Đồng Lâm đã triển khai giải pháp tự động hóa trong quy trình xuất nhập hàng, cho phép việc giao nhận được xử lý tự động qua tất cả các khâu. Hệ thống giao nhận là một chuỗi khép kín các nghiệp vụ được xử lý tự động từ lúc xe vào nhà máy đăng ký nhận hàng đến khi rời nhà máy.

Việc xử lý thông tin đơn hàng hoàn toàn số hóa và liên kết dữ liệu ở tất cả các khâu. Phần mềm quản lý xuất nhập hàng còn tích hợp chức năng cân xe nhập và xuất hàng là giải pháp tích hợp cung cấp công cụ quản lý các đơn vị thuê ngoài về vận tải; chức năng thống kê báo cáo phục vụ hiệu quả cho hoạt động quản lý cũng là điểm đáng lưu ý của hệ thống.

Nhờ ứng dụng hệ thống quản lý xuất nhập hàng đã mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng như rút ngắn thời gian giao nhận của đơn hàng. Phiên nhận hàng được xếp tự động với thời gian thực tạo sự công bằng cho xe khi xếp hàng. Việc cung cấp đầy đủ thông tin hướng dẫn kết hợp giải pháp xếp phiên tối ưu cho xe chờ, ra - vào các máng xuất giúp giảm thiểu lãng phí thời gian, nhiên liệu cho xe và đảm bảo an toàn khi giao thông trong nhà máy. Hệ thống đếm bao chính xác tạo tâm lý cho khách hàng yên tâm, tin tưởng về dịch vụ giao nhận.

Ngoài ra, hệ thống cũng mang lại nhiều lợi ích cho sản xuất như tăng năng suất giao nhận; đảm bảo xuất đúng và đủ số lượng của đơn hàng; tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực; và đặc biệt cung cấp cho các bộ phận chức năng công cụ báo cáo sản lượng chính xác, kịp thời, góp phần nâng cao việc quản lý điều hành của các bộ phận chức năng công ty.

Xây dựng chương trình nghiên cứu

Tích cực nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất, sản lượng của nhà máy, đến nay, Xi măng Đồng Lâm đã phát triển hơn 1.500 đại lý, cửa hàng vật liệu xây dựng và cung ứng xi măng cho 25 trạm bê tông lớn ở miền Trung và Tây Nguyên.

Ông Nguyễn Hữu Chi đánh giá, việc ứng dụng các sáng kiến và tiến bộ KHCN mới vào sản xuất đã mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đó là nâng cao chất lượng các dịch vụ cho khách hàng, chất lượng sản phẩm; giảm đáng kể lượng nhân lực trực theo dõi thiết bị tại một số công đoạn sản xuất; nâng cao năng suất của dây chuyền thiết bị; giảm tiêu hao nguyên - nhiên - vật liệu, đảm bảo công tác bảo vệ an toàn cho máy móc thiết bị, con người và môi trường xung quanh.

Hàng năm, các hoạt động sáng kiến, cải tiến được phổ biến đến toàn thể cán bộ, công nhân viên cùng tham gia. Các ý tưởng sáng kiến được tiếp thu để xây dựng thành các chương trình nghiên cứu phát triển của năm. Nhờ đó, mỗi năm có hàng chục sáng kiến kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ KHCN mới được triển khai và ứng dụng hiệu quả.

Việc thực hiện chế độ khen thưởng, vinh danh hàng năm để khuyến khích tinh thần nghiên cứu, sáng tạo; duy trì đầu tư mạnh kinh phí cho các hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất cũng là động lực giúp cán bộ, công nhân viên có nhiều ý tưởng sáng tạo phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty.

Theo ông Nguyễn Hữu Chi, thời gian tới, việc định hướng phát triển các ứng dụng sáng kiến của công ty được chú trọng hơn nữa cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong đó, ưu tiên áp dụng các giải pháp tối ưu hóa vận hành, thiết bị hoạt động tăng hiệu quả sản xuất; tối ưu hóa các chỉ tiêu định mức, ổn định chất lượng xi măng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như để đảm bảo nhà máy hoạt động bền vững trong tương lai.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

TIN MỚI

Return to top