ClockThứ Năm, 05/10/2017 06:01

Xóm Eo không còn nghèo

TTH - Xóm Eo thuộc thôn 1, xã Điền Hải (Phong Điền) chỉ hơn 20 hộ. Trước đây, đời sống người dân eo hẹp nên có cái tên là vậy.

Người dân xóm Eo giải tỏa, phát quang chuẩn bị bê tông hóa tuyến đường

Sang trang

Về xóm Eo trong những ngày này, nghe nhiều người bàn chuyện đóng góp công sức, kinh phí để bê tông hóa tuyến đường dài hơn trăm mét, mỗi hộ đóng góp vài triệu đồng.

Thầy giáo Hoàng Đức Hải (Trường THCS Điền Môn) ở xóm Eo là người tiên phong, vận động người dân và những người con của xóm làm ăn xa đóng góp, hỗ trợ kinh phí làm đường. Chỉ sau một tuần phát động đã có hàng chục hộ dân tham gia hỗ trợ kinh phí gần 30 triệu đồng; dự kiến vào đầu tháng 10 tuyến đường sẽ được thảm bê tông.

Trước đó, với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, người dân xóm Eo đã hiến đất, hiến cây và ngày công xây dựng nhiều tuyến đường bê tông với kinh phí hàng trăm triệu đồng. Hai bên đường được trồng cây xanh, cắt tỉa tươm tất, sạch đẹp. Vào các ngày cuối tuần, người dân trong xóm ra quân dọn rác, làm vệ sinh trên các tuyến đường.

Hai bên những tuyến đường bê tông là những dãy nhà được xây dựng kiên cố, khang trang. Điện thắp sáng, nước sạch sinh hoạt vào tận từng nhà. Nhà nào cũng có đầy đủ các tiện nghi như xe máy, ti vi, tủ lạnh... Xóm chỉ có hơn 20 hộ, nhưng có đến mấy chiếc máy cày, máy thổi lúa, “giải phóng” sức lao động mỗi khi mùa vụ đến.

Ông Hoàng Đức Khánh ở xóm Eo tự hào: “Chuyện nghèo khó của xóm Eo đã qua rồi. Nghề nông, trồng lúa đối với người dân xóm Eo bây giờ chỉ là phụ”.

Nhờ hiếu học

Ông Hoàng Văn Thành, Trưởng thôn 1, xã Điền Hải đánh giá, đời sống của hơn 20 hộ dân của xóm Eo giờ đây đều khá giả. Các hộ dân trong xóm và cả những người sinh sống xa quê có nhiều nỗ lực và đóng góp trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Hầu như các công trình công cộng, giao thông, thủy lợi trên địa bàn đều có sự đóng góp tiền của, công lao xây dựng của người dân.

Theo lời ông Khánh, có được cuộc sống hôm nay, người dân xóm Eo trải qua một thời gian dài cơ cực. Vì quá nghèo khó, đời sống luôn “eo hẹp” mà người dân đặt cho xóm cái tên nghe không mấy “vui tai” là xóm Eo. Thấm thía sự nghèo mà người dân nơi đây ý thức rằng, con đường học vấn có thể đổi đời.

Chuyện học của xóm Eo bắt đầu từ thế hệ anh Hoàng Đức Nghĩa, Hoàng Đức Minh... Dù phải chạy ăn từng bữa, khoai sắn thay cơm nhưng bố mẹ vẫn quyết tâm nuôi các anh ăn học nên người, trở thành tấm gương sáng cho bao thế hệ con em noi theo. Hiện anh Nghĩa có học vị tiến sĩ, làm việc ở Hà Nội, còn anh Minh cũng là tiến sĩ, công tác tại Viện Toán học ở Anh...

Gương sáng của anh Nghĩa, anh Minh tạo động lực, ý chí cho các thế hệ sau này nỗ lực, vượt khó trong học tập cũng như khát vọng đổi đời. Có gia đình 6-7 người con đều ăn học đến nơi đến chốn, như gia đình ông Hoàng Đức Khánh, Hoàng Đức Thận... Hầu như nhà nào cũng có vài người ăn học thành đạt, trở thành giáo viên, giảng viên đại học, cao đẳng, nhiều người là kỹ sư, bác sĩ.

Trong số nhiều người thành công phải kể đến anh Hoàng Đức Hùng. Học hết đại học, nhưng anh Hùng lại chọn “con đường lạ” so với nhiều người là bôn ba tận Hà Nội làm nghề sửa chữa xe máy. Tích lũy vốn liếng từ sửa xe, anh chuyển sang kinh doanh xe máy... rồi “nâng đời” kinh doanh ô tô. Để có nhân lực phục vụ kinh doanh, anh Hùng tuyển gần 20 nhân viên là thanh niên của xóm Eo với mức thu nhập khá cao.

Có điều kiện về kinh tế, những người con sinh sống xa quê gửi tiền về giúp đỡ bố mẹ xây nhà khang trang, hỗ trợ địa phương xây đường sá, trường học.Tuyến đường bê tông phía sau xóm vừa xây xong do anh Hoàng Đức Minh và một số người xa quê hỗ trợ kinh phí 30 triệu đồng. Quỹ khuyến học của xóm Eo để khen thưởng cho học sinh giỏi, đỗ đại học, cao đẳng hằng năm đều do những người con thành đạt, làm ăn xa quê đóng góp.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chăm lo đời sống hội viên

Hội viên khó khăn có nguồn lực vươn lên, hội viên nghèo luôn nhận được sự giúp đỡ, quan tâm. Đó là kết quả mà Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Quảng Phú (huyện Quảng Điền) đã và đang có được nhờ những cách làm hay như xây dựng các nguồn quỹ, kết nối các mạnh thường quân để kịp thời giúp đỡ, đồng hành cùng hội viên.

Chăm lo đời sống hội viên
Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách

Nhờ có nguồn vốn tín dụng chính sách, thời gian qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Nam Đông đã mạnh dạn phát triển kinh tế hộ gia đình, không ngừng vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Tiếp sức cho lao động đi làm việc ở nước ngoài

Cùng với các chương trình tín dụng chính sách, chương trình cho người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài đã góp phần quan trọng trong giải quyết vấn đề việc làm, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn TP. Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.

Tiếp sức cho lao động đi làm việc ở nước ngoài
Return to top