ClockThứ Tư, 21/11/2018 08:17

Xử phạt kết hợp “bêu danh”, chắc chắn chuyển

TTH - Đáng buồn, và cả đáng thẹn là nạn bôi bẩn, viết vẽ bậy lên các công trình, hiện vật của di sản ở ta quá nhiều, đến mức gần như trở nên “phổ biến”...

Cần xử phạt nghiêm khắc hành vi bôi bẩn di tích

"Ở mình đầy!"- Đó là lời cảm thán mang tính "tự trào" khi truyền thông thông tin người Nhật phẫn nộ vì một phiến đá thuộc di tích thành cổ Yonago, tỉnh Tottori của quốc gia họ bị "bôi bẩn" bằng những ký tự latin nghi là của người Việt gây ra. Bức ảnh về phiến đá được đăng tải cho thấy chữ một HÀO được "khắc" cùng với hình một ngôi sao, trái tim và mấy nét ngang dọc nguệch ngoạc. Người Nhật nghi thủ phạm là người Việt, còn người Việt thì lại càng nghi đó là của người Việt hơn nữa bởi cái thanh huyền trên ký tự latin mà chữ "quốc ngữ" vẫn dùng.

Bảo vật quốc gia Cửu vị Thần công

Vụ việc sau đó càng được đẩy đi xa hơn khi người Nhật tỏ ra quyết tâm truy tìm cho ra thủ phạm để xử lý thích đáng. Nhiều người dân Nhật Bản đã gọi thủ phạm là kẻ "vô văn hóa", "phá hoại", "thiếu não"... và đòi chính quyền phải làm mạnh mẽ, đồng thời tìm cách phục hồi nguyên trạng cho phiến đá bị xâm hại. Truyền thông Nhật Bản đưa tin, truyền thông quốc tế đưa tin, báo chí trong nước dẫn lại, mạng xã hội lan truyền... Cả một "chiến dịch" mà tôi tin đủ để khiến cho thủ phạm- cho dù chưa bị lần ra- sợ chết khiếp. Còn những người "vô can" thì chắc chắn nếu có dịp du lịch, thăm thú nước Nhật dù có cho kẹo cũng không dám có hành vi tương tự.

Từ chuyện ở xứ người rồi lại ngẫm đến chuyện xứ mình- Một đất nước có rất nhiều di tích lịch sử-văn hóa, trong đó, nhiều di tích rất nổi tiếng. Chỉ tính riêng Huế Cố đô thôi, vùng đất nhỏ ở trung điểm đất nước này đã hội tụ đến 5 di sản vật thể lẫn phi vật thể đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Nói như vậy để thấy rằng di sản xứ ta cũng liệt vào hàng tầm cỡ, được cả nhân loại nghiêng mình ngưỡng vọng chứ không việc gì phải "tự ti mặc cảm" như có người cảm giác. Vậy nhưng đáng buồn, và cả đáng thẹn nữa, là nạn bôi bẩn, viết bậy, vẽ bậy lên các công trình, hiện vật của di sản quá nhiều, nhiều đến mức gần như trở nên "phổ biến". Ai có đi đây đây đó, tham quan nơi này nơi kia, sẽ thấy. Từ Hà Nội thủ đô cho đến Non Nước Đà Nẵng, Phong Nha Quảng Bình, Huế Cố đô... đi đâu cũng gặp. Ai chưa có đi kiện thì chỉ cứ Huế mình đi một vòng thôi, sẽ rõ. Đình chùa miếu điện không tha, thậm chí cả bảo vật quốc gia như chuông Thiên Mụ, Cửu vị Thần công cũng chẳng chừa. "Ở mình đầy", cảm thán là vì vậy. Và tự trào là vì đầy như thế nhưng dường như... chẳng ai làm gì được ai (?!!). Cũng có một vài bài báo, một vài phóng sự nêu lên, rồi tất cả lại chìm nghỉm. Nạn viết bậy, vẽ bậy lên di tích gần như không giảm. Tôi cứ bần thần xót xa mãi khi nhìn những cái tên nước ngoài "chạm" bậy vào di tích của ta, có lẽ khi thực hiện hành vi như thế họ đã mang trong mình cái tâm lý coi thường ghê gớm: "Di sản của chúng mày, chúng mày chưa quý, việc gì bọn tao phải tôn trọng" (!)

Đã đến lúc phải hành động thôi. Bắt đầu với các hãng lữ hành, các công ty du lịch, bắt buộc họ phải có trách nhiệm cảnh báo với khách hàng của mình tuyệt đối không được thực hiện hành vi thiếu văn hóa như thế. Song song là việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Từ năm 2013, Chính phủ đã có Nghị định 158, trong đó quy định phạt tiền lên tới 30-40 triệu đồng đối với các hành vi viết vẽ bậy, bôi bẩn, làm ô uế di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh... Chỉ cần chiếu theo đó mà xử, đồng thời thông tin để báo chí, truyền thông "bêu danh" một cách thật quyết liệt như vụ bôi bẩn ở di tích thành cổ Yonago. Không chuyển mới là chuyện lạ.

Bài, ảnh: Thượng Bích

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kết nối di sản

Sự kiện đoàn tàu chạy chuyên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung” được vận hành vừa qua hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội lớn. Song, để duy trì và khẳng định được tính “kết nối di sản” thì cần nhiều yếu tố, bởi đây không phải là lần đầu tiên mô hình này được áp dụng.

Kết nối di sản
Tuổi trẻ kiến trúc với di sản

Liên hoan Sinh viên Kiến trúc toàn quốc là hoạt động được tổ chức hai năm một lần (bắt đầu từ năm 1988) bởi Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Đây là hoạt động truyền thống có tầm vóc, quy tụ các trường đại học đào tạo ngành kiến trúc trên cả nước, là cơ hội thể hiện tài năng sáng tạo và hội nhập của các kiến trúc sư tương lai khi còn khoác áo sinh viên.

Tuổi trẻ kiến trúc với di sản
Diện mạo mới từ các công trình thanh niên

Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện và sáng tạo tuổi trẻ trong thực hiện phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, Huyện đoàn A Lưới tích cực triển khai những công trình, mô hình đoàn thanh niên tiêu biểu, góp phần thay đổi tích cực diện mạo huyện miền núi.

Diện mạo mới từ các công trình thanh niên
Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

Sau 5 năm triển khai, Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh dù đạt nhiều thành quả nhưng vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Trong đó phải kể đến môi trường diễn xướng cho loại hình di sản này vẫn chưa nhiều và có nhiều thay đổi theo chiều hướng hiện đại, chương trình quảng bá chưa rộng rãi nên chưa thu hút người tham gia…

Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi
Return to top