ClockThứ Sáu, 21/09/2018 14:43

Xung đột, biến đổi khí hậu đe dọa tiếp cận lương thực ở 39 quốc gia

TTH.VN - Những cuộc xung đột liên tục và biến đổi khí hậu nhanh chóng đang tiếp tục định hình lại nông nghiệp trên toàn thế giới, đồng thời góp phần vào tình trạng thiếu hụt lương thực nghiêm trọng ở 39 quốc gia, những nơi tiếp tục phải dựa vào sự hỗ trợ của Liên Hiệp quốc (LHQ) để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của họ, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO).

Sâu hại lan đến châu Á, đe doạ an ninh lương thực và đời sống nông dânFAO: Nhập khẩu lương thực toàn cầu tăng gấp 3 lần kể từ năm 2000Giá lương thực thế giới giảm lần đầu tiên trong năm 2018FAO: An toàn thực phẩm là chìa khoá để phát triển kinh tế, kết thúc đói nghèoFAO: Thúc đẩy đa dạng sinh học các ngành nông nghiệp cơ bảnThực phẩm được chứng nhận của địa phương thúc đẩy phát triển bền vữngFAO cảnh báo tỷ lệ đói nghèo trên thế giới vẫn còn cao

Một cánh đồng lúa bị ngập nước. Ảnh: WB

Báo cáo Triển vọng Cây trồng và Tình hình Lương thực của FAO cho thấy, 31 quốc gia ở khu vực châu Phi, 7 quốc gia ở khu vực châu Á và Haiti ở Vùng Caribe vẫn cần hỗ trợ lương thực từ bên ngoài.

Cũng theo báo cáo này, những cuộc xung đột dân sự và việc di dời dân cư là những yếu tố chính gây ra tình trạng mất an ninh lương thực ở khu vực Đông Phi và khu vực Cận Đông, trong khi điều kiện thời tiết khô hạn dẫn đến sản lượng ngũ cốc sụt giảm ở khu vực Nam Phi.

Trong khi đó, những cuộc xung đột dân sự kết hợp với các sự kiện thời tiết khắc nghiệt tiếp tục cản trở việc tiếp cận lương thực của những nhóm dân số dễ bị tổn thương ở Cộng hòa Trung Phi, Nigeria, Nam Sudan, Syria, Yemen, trong số những quốc gia khác.

Xung đột đang tiếp diễn khiến 17,8 triệu người Yemen cần sự hỗ trợ nhân đạo, và khoảng 2 triệu người ở Cộng hòa Trung Phi đối mặt với tình trạng sản xuất lương thực sụt giảm và thị trường hoạt động kém.

Ngũ cốc là chìa khóa

Theo FAO, ngũ cốc có thể bù đắp rất lớn vào tình trạng thiếu hụt lương thực, nhất là ở những khu vực chủ yếu dựa vào nguồn thực vật để hấp thụ protein và calo.

Trong bối cảnh này, điều kiện thời tiết không thuận lợi đã hạn chế sản lượng ngũ cốc của Nam Phi trong năm nay, làm tăng tình trạng mất an ninh lương thực; trong khi mưa lớn ở khu vực Đông Phi làm gia tăng sản lượng, nhưng dẫn đến ngập lụt cục bộ.

Ở phía Bắc Phi, thời tiết mùa xuân thuận lợi thúc đẩy sự gia tăng trưởng sản xuất, trong khi ở Tây Phi, mức thu hoạch dự kiến ​​sẽ trở lại mức trung bình. Đồng thời, điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng đến sản lượng ngũ cốc ở châu Mỹ Latin và vùng Caribe.

"Thời tiết khô hạn ở Nam Mỹ làm giảm sản lượng ngũ cốc năm 2018", báo cáo cho biết, đặc biệt đối với sản lượng ngô. Ở Trung Mỹ và Caribe, báo cáo nói thêm: "Mưa không thuận lợi ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất ngô năm 2018, ngoại trừ ở Mexico".

Báo cáo lưu ý, sản lượng ngũ cốc ở 52 quốc gia thiếu lương thực và thu nhập thấp (LIFDCs) được dự kiến ​​vào khoảng 490 triệu tấn; khoảng 19 triệu tấn trên mức trung bình 5 năm qua.

Danh sách đầy đủ của 39 quốc gia hiện đang cần sự hỗ trợ lương thực gồm: Afghanistan, Burkina Faso, Burundi, Cabo Verde, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Chad, Congo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Cộng hòa Dân chủ Congo, Djibouti, Eritrea, Eswatini, Ethiopia, Guinea, Haiti, Iraq, Kenya, Lesotho, Liberia, Libya, Madagascar, Malawi, Mali, Mauritania, Mozambique, Myanmar, Niger, Nigeria, Pakistan, Senegal, Sierra Leone, Somalia, Nam Sudan, Sudan, Syria, Uganda, Yemen và Zimbabwe.

Lê Thảo (Lược dịch từ UN News)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính

Tăng hiểu biết cho người dân, nhất là đối tượng người yếu thế, người già, phụ nữ, các đối tượng chính sách, người dân vùng sâu, vùng xa… về tài chính không chỉ tăng khả năng tiếp cận tín dụng giúp họ độc lập trong phát triển kinh tế, mà còn giảm thiểu được những rủi ro tài chính, nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính.

Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính
Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ

Phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế; vì thế việc trao cơ hội tiếp cận tín dụng cho phụ nữ cũng đồng nghĩa trao thêm cơ hội để phụ nữ tự khẳng định mình.

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ
Return to top