ClockThứ Bảy, 16/11/2019 14:00

Y tế tư nhân - thị phần còn rộng rãi

TTH - Tại Thừa Thiên Huế, những tiến bộ vượt bậc về nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao không chỉ ở tầm khu vực, những thành công trong ghép tạng, điều trị ung thư, kỹ thuật nội soi mới…

Bệnh nhân điều trị nội trú ở bệnh viện bộ, ngành tăngChuẩn hóa đội ngũ nhân viên y tế trường họcBệnh viện Trung ương Huế chuyển giao nhiều kỹ thuật cao cho Trung tâm y tế Phong Điền

Bệnh viện Quốc tế Huế là lựa chọn của nhiều bệnh nhân khu vực miền Trung và cả nước

 

3.500 tỷ đồng là nguồn vốn mà Tập đoàn TH đầu tư cho dự án Tổ hợp y tế và chăm sóc sức khỏe công nghệ cao (TH Medical) tại Đông Anh – Hà Nội vào trung tuần tháng 10 vừa qua. Không chỉ là thực hiện ước mơ về một nền y học hiện đại (như lời của bà Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng chiến lược của TH), bao gồm  từ y tế dự phòng đến bệnh viện, trung tâm nghiên cứu và viện dưỡng lão, Tập đoàn này còn xem TH Medical là trụ cột kinh doanh thứ ba của mình.

Trước TH, Vinmec của Vingroup cũng đã được xây dựng thành hệ thống và phát triển với quy mô đồng bộ, bao gồm bệnh viện, viện nghiên cứu và trường đại học sức khỏe. Theo dự kiến, đến năm 2020, Vingroup sẽ có 10 bệnh viện Vinmec trên cả nước. Mới đây, là sự vào cuộc của Tập đoàn FLC, thông qua việc xây dựng một bệnh viện 5 sao quốc tế với 1.000 giường bệnh tại Thái Bình. Đây có thể xem là sự đầu tư đáng kể, đến từ 3 tập đoàn lớn vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe so với sự hiện diện lâu nay của các bệnh viện và phòng khám tư nhân ở các tỉnh, thành phố.

Đương nhiên sự đầu tư đáng kể bao giờ cũng phải đi cùng với một tham vọng đáng kể. 2 tỷ USD hàng năm mà người dân đã chi tiêu để khám chữa bệnh ở nước ngoài là một con số tham chiếu khác bên cạnh ước tính chi tiêu cho y tế xấp xỉ 7% GDP (số liệu từ Bộ Y tế). Thông tin từ Bộ Y tế cũng cho thấy, dù đã có nhiều nỗ lực nhưng tỷ lệ giường bệnh của chúng ta mới đạt 25,7%/10.000 dân. Điều này đã dẫn đến sự quá tải ở các bệnh viện công bên cạnh sự yếu kém về hạ tầng kỹ thuật và tổ chức dịch vụ, nhất là ở hệ thống bệnh viện tuyến tỉnh. Trong khi đó, số bệnh viên tư cũng mới chỉ đạt tỷ lệ khoảng 1/5 trong tổng số hơn 1.000 bệnh viện hiện có. Điều này cho thấy, dịch vụ y tế tư nhân vẫn còn là một thị phần rộng rãi và đầy tiềm năng với các nhà đầu tư.

Vấn đề mấu chốt ở đây không chỉ là việc dàn đều mà mỗi nhà đầu tư đều tìm những lối đi và thế mạnh riêng. Việc phát triển hệ thống bệnh viện theo chuỗi là một cách của Vingroup, với hệ thống 10 bệnh viện Vinmec trên cả nước, tập trung ở các vùng đông dân cư, không ngại cạnh tranh dựa trên những ưu thế trong đầu tư, trong tuyển dụng và chiêu mộ các bác sĩ có tay nghề cao, cộng với việc hướng đến một dịch vụ thực sự có chất lượng, bao gồm trong đó cả viện nghiên cứu và trường đại học khoa học sức khỏe. Trong khi đó, FLC hướng đến việc đầu tư bệnh viện chuẩn 5 sao quốc tế. TH Medical cũng đã xác định chiến lược là chăm sóc sức khỏe toàn diện, từ điểm đầu là phòng ngừa đến điểm cuối là nâng cao sức khỏe chứ không chỉ tập trung vào chẩn đoán và điều trị. Tham vọng của TH Medical còn ở chỗ hướng đến việc tổ chức hình thức du lịch khám chữa bệnh, với việc người dân có thể trải nghiệm các dịch vụ y tế chất lượng quốc tế ngay ở trong nước. Có vẻ như dù đi chậm hơn, nhưng TH Medical đã định lượng được một hướng đi ở lĩnh vực dịch vụ này. Theo đánh giá từ các chuyên gia, đây vẫn là một phân khúc tiềm năng.

Tại Thừa Thiên Huế, những tiến bộ vượt bậc về nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao không chỉ ở tầm khu vực, những thành công trong ghép tạng, điều trị ung thư, kỹ thuật nội soi mới… mà Bệnh viện Trung ương Huế đạt được trong thời gian qua cũng đã “đánh dấu” một địa chỉ uy tín trong thăm khám và điều trị. Ngay cả những thay đổi về chất lượng và cung cách phục vụ cũng là đã trở thành điểm cộng để người dân tìm tới.

Hướng đến việc xây dựng trung tâm y học cao cấp, đạt thương hiệu quốc tế và trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao cũng là chiến lược của bệnh viện này. Cùng với việc trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học và mở các lớp đào tạo ngắn, dài hạn cho các y bác sĩ đến từ nhiều nước trên thế giới, Bệnh viện Trung ương Huế cũng đã điều trị cho nhiều bệnh nhân đến từ Lào, Australia, Mỹ và châu Âu… với số lượng tăng dần theo từng năm. Theo chúng tôi, đây cũng là cách để đặt chân và từng bước “giành” thị phần 2 tỷ USD mỗi năm mà người dân chi tiêu cho sức khỏe. Đồng thời cũng là cách cung cấp một chất lượng dịch vụ y tế tốt với chi phí thấp hơn hẳn để người dân lựa chọn.

Bài: MINH HÀ - Ảnh: MINH VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm quyền lợi bảo hiểm y tế cho bệnh nhân

Triển khai chuyển tuyến bảo hiểm y tế (BHYT) điện tử, giấy hẹn khám điện tử, cải tiến quy trình cấp giấy chuyển tuyến có thời hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính là những quy định mới nhằm tạo thuận lợi cho người dân khi đi khám, chữa bệnh (KCB) sử dụng BHYT bắt đầu từ tháng 4/2024.

Thêm quyền lợi bảo hiểm y tế cho bệnh nhân
WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD hỗ trợ dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong khủng hoảng

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua (15/1) đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp khoản tài trợ 1,5 tỷ USD để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho hơn 87 triệu người trong năm nay đang bị ảnh hưởng bởi 41 cuộc khủng hoảng đang diễn ra trên toàn cầu, bao gồm cả lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, Ukraine, Sudan, Syria và khu vực Sừng châu Phi.

WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD hỗ trợ dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong khủng hoảng

TIN MỚI

Return to top