ClockThứ Sáu, 05/05/2017 14:41

​Giá dầu thế giới lại rơi xuống dưới 50 USD/thùng

Ngày 4/5 giá dầu thế giới rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái khi dầu thô Brent được giao dịch với giá thấp hơn 50 USD/thùng.

Ngân sách của Nga có thể tăng 26 tỷ USD nếu giá dầu giữ mức 50-60USDNew York: Giá dầu tăng gần 10% sau thỏa thuận của OPECNga tuyên bố không tham dự cuộc họp OPEC, giá dầu giảm 1%Giá dầu thế giới lần đầu tiên tăng lên trên 51 USD/thùng sau nhiều thángGiá dầu lại giảm xuống 40 USD/thùng khi OPEC chạy đua

​Giá dầu thế giới lại rơi xuống dưới 50 USD/thùng
Hình ảnh ở khu vực khai thác dầu tại Baku, Azerbaijan - Ảnh: Reuters

Theo hãng tin Reuters, ngày 5/5 giá dầu vẫn tiếp tục 'quẩn quanh' ở những mốc thấp trong vòng gần 5 tháng qua sau khi giảm 5%/thùng trong phiên giao dịch chốt trước đó.

Diễn biến mới của giá dầu được ghi nhận trong bối cảnh thị trường thế giới cho thấy nhiều lo ngại khi nguồn cung dầu tiếp tục tăng từ Mỹ đã xóa sạch mọi thành quả đạt được về giá dầu kể từ khi OPEC quyết định cắt giảm sản lượng.

Việc giá dầu thế giới tiếp tục hạ sẽ buộc các nước thành viên OPEC phải bàn tính lại về kế hoạch cắt giảm sản lượng tiếp theo trong nửa sau của tháng nay.

Tuy nhiên giới phân tích cho rằng khả năng về một sự đồng thuận cắt giảm sâu hơn về sản lượng là rất khó xảy ra.

Cụ thể, dầu thô Brent, vốn được xem là tiêu chuẩn quốc tế về giá dầu, được giao dịch với giá 48,41 USD/thùng lúc 0g47 GMT ngày 4/5, cao hơn 3 cent so với phiên giao dịch chốt trước đó.

Trong phiên giao dịch trước giá dầu Brent cũng đã rơi xuống mức dưới 50 USD/thùng.

Bên cạnh đó, dầu thô WTI (U.S. West Texas Intermediate) cũng được giao dịch với giá 45,53 USD/thùng, chỉ nhích lên 1% sau khi giảm tới 4% giá trong phiên giao dịch trước đó.

Việc rớt giá đáng kể này đã đưa giá dầu thô trở lại với mức bằng với giá dầu trước khi OPEC và các nhà xuất khẩu dầu mỏ khác ngoài OPEC, trong đó có Nga, thông báo sẽ cắt giảm sản lượng dầu tới gần 1,8 triệu thùng dầu mỗi ngày trong nửa đầu năm nay để củng cố thị trường và đẩy giá dầu lên.

Giới kinh doanh dầu cho rằng, sở dĩ có tình trạng dầu rớt giá như vậy là vì sản lượng dầu của Mỹ tăng vọt. Sản lượng dầu của Mỹ đã tăng hơn 10% kể từ giữa năm 2016 lên 93 triệu thùng/ngày, mức không xa bao nhiêu so với sản lượng của các nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới là Nga và Ả rập Saudi.

Giới chuyên gia cho rằng, việc cắt giảm sản lượng do OPEC lĩnh xướng, ngay cả khi được thực thi triệt để, vẫn chưa đủ để giải quyết ổn thỏa lượng dầu tồn dư trên toàn thế giới vốn đã và đang gây sức ép với giá dầu.

Một trong những dấu hiện cho thấy tình trạng cung vượt cầu về dầu mỏ vẫn đang diễn ra là số lượng dầu chứa tại các bồn thuộc vùng biển của Malaysia thời gian qua đã tăng trở lại sau một thời gian giảm nhẹ trong tháng 3 và tháng 4.

Đây là lượng dầu tồn kho của các nước thuộc OPEC, Bắc Mỹ và của cả các nhà xuất khẩu dầu mỏ châu Âu.

OPEC dự kiến nhóm họp ngày 25/5 tại trụ sở của tổ chức này tại thủ đô Vienna của Áo để quyết định việc có nên nới thêm mức cắt giảm sản lượng.

Theo thông tin từ ba đại diện thuộc OPEC, các nước xuất khẩu dầu mỏ của OPEC và ngoài OPEC sẽ tiếp tục kéo dài thêm thời gian thực hiện thỏa thuận hạn chế sản lượng cung ứng khi nó hết hạn vào tháng 6 năm nay để chặn đà rớt giá. Tuy nhiên những nguồn tin này cũng nói họ không nghĩ sẽ có thêm những bước cắt giảm sâu hơn nữa.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường dầu đang quá nóng?

Giá dầu thế giới hôm 10-1 đạt mức cao nhất kể từ năm 2014 do chính sách cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng như nhu cầu tăng cao. Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo thị trường dầu có thể đang quá nóng.

Thị trường dầu đang quá nóng

TIN MỚI

Return to top