ClockThứ Tư, 31/05/2017 09:39

​LHQ là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của VN

Ngày 30/5 (giờ Mỹ), tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc (New York), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc (LHQ) Antonio Guterres và tham dự Lễ kỉ niệm 40 năm Việt Nam gia nhập LHQ.

40 năm Việt Nam gia nhập LHQ: Một điển hình về hợp tác phát triểnViệt Nam tham gia lễ hội Tháng Di sản châu Á-Thái Bình Dương

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres - Ảnh: VGP

Tại cuộc hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Việt Nam coi quan hệ với LHQ là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại.

Hai bên nhất trí, trong bối cảnh tình hình quốc tế hiện nay, LHQ cần tiếp tục phát huy vai trò là tổ chức đa phương lớn nhất toàn cầu, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia nhằm bảo đảm hòa bình, an ninh và phát triển trên toàn thế giới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định là thành viên có trách nhiệm, Việt Nam đã và đang đóng góp tích cực vào công việc chung của LHQ, trong đó có việc vừa hoàn thành nhiệm kỳ thành viên Hội đồng Nhân quyền, đang đảm nhiệm vai trò thành viên Hội đồng Kinh tế Xã hội và Hội đồng chấp hành UNESCO và dự kiến sẽ ứng cử vào vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021. 

Thủ tướng đề nghị LHQ tăng cường hỗ trợ Việt Nam trong việc triển khai Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và Khung hành động Sendai về giảm rủi ro thiên tai; nhấn mạnh Việt Nam đã quyết định là một trong mười nước đi đầu thực hiện sáng kiến của Liên Hiệp quốc về ứng phó với Enino và Lanina. 

Tổng Thư ký Guterres ghi nhận những đóng góp tích cực của Việt Nam tại các cơ chế LHQ cũng như việc tiếp tục tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ. Tổng Thư ký nhấn mạnh LHQ sẽ thúc đẩy hợp tác với Việt Nam, thông qua việc triển khai Kế hoạch chiến lược chung giai đoạn 2017-2021.

​LHQ là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của VN  
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 40 năm Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc - Ảnh: VGP

* Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 40 năm Việt Nam gia nhập LHQ cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại thời khắc thiêng liêng khi quốc kỳ Việt Nam lần lần đầu tiên được kéo lên tại trụ sở LHQ  cách đây 40 năm.

Thủ tướng nhấn mạnh người dân Việt Nam luôn ghi nhớ sự hỗ trợ hết sức quý báu của LHQ và cộng đồng quốc tế trong quá trình tái thiết đất nước sau chiến tranh, phát triển và đạt được những thành tựu như ngày nay.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ hợp tác với LHQ và cho rằng trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, cần phát huy vai trò trung tâm của LHQ, đặc biệt trong gìn giữ hòa bình, an ninh quốc tế, giải quyết các xung đột, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế. 

Thủ tướng đồng thời khẳng định Việt Nam luôn là một quốc gia thành viên có trách nhiệm của LHQ, tích cực cùng các nước thành viên đề cao Hiến chương LHQ và ủng hộ cải tổ LHQ theo hướng nâng cao hiệu quả, minh bạch, dân chủ hóa.

Trên cơ sở đó, Việt Nam sẽ tăng cường quy mô tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình, nỗ lực đưa sáng kiến “Thống nhất hành động” của LHQ tại Việt Nam lên một giai đoạn phát triển mới. 

Cũng nhân dịp này, Thủ tướng mong muốn các nước ủng hộ Việt Nam làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 và nhấn mạnh cam kết của Việt Nam tích cực đóng góp vào việc thực hiện các sứ mệnh cao cả của LHQ. 

​LHQ là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của VN  
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ quan chức cấp cao Liên Hiệp Quốc tại New York ngày 30-5 - Ảnh: VGP

Trao đổi về Biển Đông 

Trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực, Thủ tướng thông báo cho Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres về các diễn biến gần đây ở Biển Đông và đề nghị Tổng Thư ký ủng hộ và thúc đẩy việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật biển 1982, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Tổng Thư ký ghi nhận và nhấn mạnh vai trò của ngoại giao phòng ngừa, giải quyết xung đột, tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.


Theo Tuổi trẻ

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội
Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách

Nhờ có nguồn vốn tín dụng chính sách, thời gian qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Nam Đông đã mạnh dạn phát triển kinh tế hộ gia đình, không ngừng vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Return to top