Thế giới Thế giới
1/3 dân số thế giới hoặc suy dinh dưỡng hoặc thừa cân
TTH.VN - 1/3 dân số thế giới hoặc suy dinh dưỡng hoặc thừa cân, làm tăng tỷ lệ bệnh tật và tạo thêm áp lực đối với các dịch vụ y tế, Báo cáo Dinh dưỡng Toàn cầu năm 2016 vừa được công bố hôm nay (14/6) cho thấy.
- » UNICEF: Hai triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng ở Sudan
- » 500.000 trẻ em Yemen đối mặt với nạn suy dinh dưỡng
- » Báo động tình trạng trẻ em béo phì, thừa cân trên thế giới
- » FAO kêu gọi phát triển bền vững hướng đến dinh dưỡng tốt hơn
- » 1/3 trẻ em ở các nước nghèo không đáp ứng được các mốc phát triển cơ bản về thần kinh
![]() |
Bé trai bị suy dinh dưỡng đang được chăm sóc ở một trung tâm y tế tại thủ đô Sanaa, Yemen. Ảnh: Reuters |
Tỷ lệ người béo phì hoặc thừa cân đang tăng lên ở mọi khu vực trên thế giới và trong hầu hết các quốc gia, theo Báo cáo Dinh dưỡng Toàn cầu năm 2016, một báo cáo thường niên về tình trạng dinh dưỡng của thế giới.
Suy dinh dưỡng tác động đến sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ em nghèo, hay dẫn đến tình trạng dễ bị tổn thương ở những người không có đủ thức ăn. Trong khi đó, béo phì, bệnh tim, tiểu đường và ung thư là những nguy cơ mà người thừa cân hoặc có máu chứa quá nhiều đường, muối, chất béo hoặc cholesterol đang phải đối mặt.
Theo báo cáo nói trên, suy dinh dưỡng chiếm gần 1/2 số ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới. Đáng chú ý, ít nhất 57 quốc gia trên thế giới hiện đang mang gánh nặng về mức độ nghiêm trọng của dinh dưỡng thấp, bao gồm còi cọc và thiếu máu, cũng như con số ngày càng gia tăng của người lớn bị thừa cân hoặc béo phì, tạo nên những áp lực lớn đối với hệ thống y tế.
Bản báo cáo cũng chỉ ra, suy dinh dưỡng làm tổn thất "một chi phí đáng kinh ngạc", đồng thời cảnh báo rằng 11% tổng sản phẩm trong nước (GDP) bị tiêu tốn mỗi năm ở châu Phi và châu Á do những hậu quả của suy dinh dưỡng.
Trong khi đó tại Mỹ, khi một người trong một hộ gia đình bị béo phì, hộ gia đình này phải chi tiêu trung bình thêm 8% thu nhập hàng năm của mình cho các dịch vụ y tế. Ở Trung Quốc, bệnh tiểu đường làm tổn thất 16,3% thu nhập hàng năm của người bệnh.
Mặt khác, báo cáo cũng cho thấy một số tiến bộ. Số trẻ em còi cọc dưới 5 tuổi đang giảm ở tất cả các khu vực trừ châu Phi và châu Đại Dương. Ở Ghana, tỷ lệ thấp còi giảm 1/2, xuống còn 19% từ 36% chỉ trong vòng hơn một thập kỷ.
"Bất chấp những thách thức, suy dinh dưỡng là không thể tránh khỏi", Lawrence Haddad, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) tại Mỹ và là đồng tác giả của báo cáo cho biết.
"Miễn là có cam kết chính trị để giải quyết vấn đề này. Trong trường hợp các nhà lãnh đạo chính phủ, xã hội dân sự, giới học giả và doanh nghiệp cam kết, mọi giải pháp đều có thể", ông Haddad nói trong một tuyên bố.
Được biết, Báo cáo Dinh dưỡng Toàn cầu do một nhóm chuyên gia độc lập thực hiện và được Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế tiến hành giám sát. Báo cáo được tài trợ bởi Chính phủ Mỹ, Anh, Ủy ban châu Âu và Quỹ từ thiện Gates.
Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters & Breakingnewspoint)
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu (26/06)
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7 (26/06)
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu (26/06)
- Thông báo mới của WHO về viêm gan cấp, đậu mùa khỉ (25/06)
- Tổng Bí thư tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia (25/06)
- Thiếu kỹ năng đang cản trở con đường phát triển của thanh niên ASEAN (25/06)
- Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng” (24/06)
- COVID-19: Tiêm chủng giúp giảm hơn 1/2 số ca tử vong trên toàn cầu (24/06)
-
Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
- Hàng triệu người bị mắc kẹt trong lũ ở Bangladesh và Ấn Độ
- Không còn quá nhiều yêu cầu đối với du khách quốc tế khi đến Thái Lan
- FDA Mỹ cân nhắc vaccine COVID-19 cho trẻ từ 6 tháng tuổi
- Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 12 kéo dài thêm một ngày
-
222 triệu trẻ em trên toàn thế giới đang cần được hỗ trợ giáo dục
- Malaysia lần đầu trong hơn 1 năm không có ca tử vong trong ngày
- Israel ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 chuyển nặng tăng 95%
- Châu Âu cân nhắc sử dụng than đá để đảm bảo nguồn cung khí đốt
- [Infographics] Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Mozambique
- Quan hệ giữa ASEAN và Canada còn nhiều tiềm năng để phát triển
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Hàn Quốc ghi nhận 2 ca nghi nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên
- Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng”