ClockThứ Tư, 08/05/2019 09:51

1,5 triệu mẫu virus bị phát tán trên mạng mỗi ngày

Phần lớn trong số 1,5 triệu mẫu virus này là mã độc tấn công theo kịch bản.

Bkav dùng công nghệ AI chống mã độc đào tiền ảoMã độc tống tiền mới lại lây lan tại Việt NamBkav đã phát hiện mã độc lây nhiễm ở Việt NamViệt Nam thiệt hại 10.400 tỉ đồng do virút máy tính

Tấn công theo kịch bản là việc kẻ xấu dẫn dắt người dùng từng bước để lừa cài đặt mã độc vào máy tính, như một kịch bản đơn giản là gửi một nội dung hấp dẫn, lừa bấm vào đường link... Phức tạp hơn, ngoài việc tạo một kịch bản dẫn dụ, hacker còn chuẩn bị các file khai thác lỗ hổng, để ngay cả khi người dùng chỉ mở các tệp Word, Excel cũng bị nhiễm mã độc.

Mục đích của mã độc theo kịch bản là tối đa hóa việc khai thác thông tin, dữ liệu của nạn nhân nhằm trục lợi, kiếm tiền. Với nguồn lợi khổng lồ mà hacker đã kiếm được, việc phát tán loại virus này đã trở thành một ngành công nghiệp đen trị giá hàng tỷ USD.

Tại Việt Nam, từ năm 2018, công cụ giám sát của Bkav cũng đã ghi nhận hơn 60% hệ thống mạng cơ quan doanh nghiệp bị nhiễm mã độc tấn công theo kịch bản, gây thiệt hại cho người dùng tới 14.900 tỷ đồng.

Tấn công mạng có chủ đích, theo kịch bản đang tăng mạnh.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Phó chủ tịch mảng Chống mã độc của Bkav, cho biết loại mã độc này thuộc diện nguy hiểm nhất vì chúng mang tính con người cao. Công ty đã tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào trong phần mềm diệt virus Bkav 2019 nhằm tự động phân tích, phát hiện sớm và ngăn chặn các hình thức tấn công theo kịch bản, có chủ đích như tấn công gián điệp nằm vùng APT, tấn công mã hóa dữ liệu, tấn công đào tiền ảo.

"Dựa trên việc giám sát những hành vi bất thường trên máy tính và đưa vào hệ thống thống kê, tính điểm, công cụ AI sẽ tự động chỉ ra các kịch bản nguy hiểm sắp xảy ra với người dùng, phát lệnh ngăn chặn và tiêu diệt mối nguy kịp thời", ông Sơn cho biết.

Trước đó, Bkav cũng dự báo, mã độc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) có thể xuất hiện trong 2019, ban đầu dưới hình thức mẫu thử nghiệm PoC (Proof of Concept). Mối đe dọa lớn nhất của người dùng Internet vẫn đến từ phần mềm mã hóa tống tiền, xóa dữ liệu, đào tiền ảo và tấn công APT. Các loại này có thể kết hợp nhiều con đường lây nhiễm khác nhau để tăng tối đa khả năng phát tán, trong đó phổ biến nhất là khai thác lỗ hổng phần mềm, hệ điều hành và qua email giả mạo.

Theo vnexpress.net

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO phân loại EG.5 là biến thể “đáng quan tâm” của COVID-19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã phân loại chủng virus COVID-19 EG.5 đang lưu hành ở Mỹ và Trung Quốc là một “biến thể đáng quan tâm”, nhưng dường như chủng virus này không gây ra nhiều mối đe doạ đối với sức khoẻ cộng đồng hơn các biến thể khác.

WHO phân loại EG 5 là biến thể “đáng quan tâm” của COVID-19
AFP: Các chuyên gia cảnh báo virus cúm gia cầm đang biến đổi nhanh chóng

Loại virus gây ra số lượng các trường hợp nhiễm cúm gia cầm cao kỷ lục ở các loài chim trên khắp thế giới đang biến đổi nhanh chóng, trong bối cảnh ngày càng gia tăng lời kêu gọi các quốc gia tiêm phòng cho gia cầm của họ, Hãng Thông tấn AFP ngày 3/6 dẫn lời các chuyên gia cảnh báo.

AFP Các chuyên gia cảnh báo virus cúm gia cầm đang biến đổi nhanh chóng
Các bệnh do virus nghiêm trọng xuất hiện gây ra nhiều hậu quả trên toàn cầu

Nhiều chuyên gia quốc tế đến từ châu Âu, châu Á và châu Phi cùng gần 100 cán bộ y tế, giảng viên, học viên, sinh viên trong và ngoài nước vừa tham gia trao đổi, cập nhật kiến thức trong khóa đào tạo về “Các bệnh do virus nghiêm trọng mới xuất hiện và tái xuất hiện” và “Thực hành các nguyên tắc an toàn y sinh học”, khai mạc vào sáng 19/4.

Các bệnh do virus nghiêm trọng xuất hiện gây ra nhiều hậu quả trên toàn cầu
Return to top