ClockThứ Sáu, 28/08/2015 07:21

10% - đích của chỉ số IIP

TTH - 12% là tỷ lệ tăng của chỉ số IIP (chỉ số sản xuất công nghiệp) trong 8 tháng đầu năm của tỉnh so với cùng kỳ của năm 2014. Nếu so với tháng 8 của năm 2014, chỉ số này của năm 2015 tăng 10,96% và so với tháng 7 trước đó, tỷ lệ tăng là 1,68% (nguồn Cục Thống kê tỉnh).

Sản xuất và phân phối điện, nước đá; công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động quản lý và xử lý rác thải là những ngành có chỉ số tăng đứng ở top đầu của “bảng tổng sắp” với tỷ lệ theo thứ tự là 46,8%; 11,79% và 13,51%. Trong đó, có những lĩnh vực sản xuất có tốc độ tăng trưởng tốt như men Frit, sản xuất sợi, tinh bột sắn, dệt, sản xuất trang phục…Trong khi đó, công nghiệp khai khoáng - nhất là khai thác quặng kim loại - vẫn chưa có dấu hiệu khả quan khi tỷ lệ giảm vào khoảng 12,4%; chế biến gỗ và dăm gỗ vẫn nằm ở mục tăng trưởng giảm dù đã có dấu hiệu phục hồi.

Nếu so với chỉ số IIP của 6 tháng đầu năm với tỷ lệ tăng là 11% - một tỷ lệ được đánh giá là có mức tăng trưởng cao nhất trong hai năm qua nhờ đà phục hồi kinh tế năm 2014 và tăng năng lực sản xuất mới của một số ngành công nghiệp – thì tỷ lệ 12% vẫn có độ nhích. So với chỉ tiêu đặt ra của mức tăng trưởng chỉ số IIP của năm 2015 là 10% thì con số này là tích cực.

Đứng về kim ngạch xuất khẩu hàng hoá, tính chung cả tỉnh trong 8 tháng đầu năm 2015 ước đạt 414,52 triệu USD, tăng 4,31% so với cùng kỳ năm 2014, đạt 60,96% kế hoạch năm. Trong đó dẫn đầu là thủy sản; xơ, sợi …Tuy nhiên, đặt trong những tương quan mang tính đối trọng thì tính an toàn của chỉ số này vẫn còn là vấn đề. Có thể nhận thấy điều này ở một vài lĩnh vực như dệt may - vốn được xem là ngành có năng lực mới và chiếm đến 40% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp của Thừa Thiên Huế - đang đứng trước những áp lực do những tác động của việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ. Các doanh nghiệp của nước này cũng đang tạm ngừng nhập khẩu để chờ cơ chế giá mới từ các đối tác xuất khẩu. Mặt khác, cán cân thương mại còn bị lệch do việc nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất cho dệt may cũng gặp áp lực từ việc điều chỉnh tăng giá bán của các đối tác chính là các doanh nghiệp Trung Quốc.

Ở lĩnh vực sản xuất bia, nếu trong 6 tháng đầu năm có mức tăng là 4,4% thì hiện đang có dấu hiệu bão hòa và chững lại (sản xuất đồ uống của tháng 8/2015 so với cùng kỳ năm trước giảm 6,76% - nguồn Cục Thống kê tỉnh).

Doanh số, lợi nhuận có thể sẽ giảm đi; kim ngạch xuất khẩu có thể không đạt được kỳ vọng. Tất cả những điều này cho thấy, để đạt được tốc độ tăng trưởng của chỉ số IIP đặt ra của năm 2015 hoặc tốt hơn là giữ được sự tăng trưởng ở mức đang có trong 8 tháng đầu năm ở lĩnh vực này, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hẳn sẽ phải có sự tính toán, điều chỉnh để tìm hướng và vận hành hợp lý các phương diện trong sản xuất kinh doanh.

Bình Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần tiên lượng thời hạn giải quyết dứt điểm kiến nghị của công dân

Ngày 17/4, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân; Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, Đại biểu Quốc hội tỉnh Phạm Như Hiệp có buổi tiếp công dân định kỳ tháng 4.

Cần tiên lượng thời hạn giải quyết dứt điểm kiến nghị của công dân
Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Return to top