ClockThứ Năm, 08/05/2014 14:10

100 năm Ngày Của Mẹ

TTH - Theo nhà sử học Katharine Antolini, ngay từ những năm 1850, Ann Maria Reeves Jarvis, một người phụ nữ ở bang West Virginia - Mỹ đã tổ chức các câu lạc bộ Ngày Của Mẹ (Mother’s Day) để cố gắng giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh.

Nhưng chính Anna Marie Jarvis, con gái của Ann Maria Reeves Jarvis mới là người có công lớn nhất, đã cống hiến cả cuộc đời để đấu tranh vì Ngày Của Mẹ. Đau buồn sau khi mẹ mất năm 1905, cô thề rằng sẽ nối gót mẹ thành lập một ngày lễ dành riêng cho các hiền mẫu. Vào năm 1908, cô đã mang 500 đóa hoa cẩm chướng đến tặng cho từng người mẹ tham dự thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Andrew, và đó là Ngày Của Mẹ chính thức đầu tiên. Vào năm 1914, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã lấy ngày Chủ Nhật thứ 2 của tháng 5 để kỷ niệm Ngày Của Mẹ. Nhiều quốc gia về sau đã theo truyền thống đó. Ngày Của Mẹ đến nay vừa đúng 100 năm.

Trong rất nhiều câu chuyện hiện đại lan truyền trong Ngày Của Mẹ, có câu chuyện đã khiến nhiều trái tim đã rơi lệ. Một chàng trai vượt qua tất cả các vòng tuyển dụng vào công ty nọ. Cuối cùng, đích thân vị giám đốc hỏi chuyện anh. Anh kể, cha mất từ khi anh còn nhỏ, mẹ anh phải lo cho anh ăn học. -Vậy mẹ anh làm việc ở công ty nào? - Mẹ tôi làm công việc giặt quần áo. Giám đốc nghe vậy bèn đề nghị chàng trai trẻ đưa hai bàn tay ra cho ông xem. Hai bàn tay đẹp và mềm. -Vậy có bao giờ anh giúp đỡ mẹ anh trong việc giặt quần áo chưa? - Dạ chưa, mẹ lúc nào cũng chỉ muốn tôi học. Giám đốc nghe vậy bèn nói: “Tôi chỉ có một yêu cầu. Hôm nay anh về nhà, hãy đi rửa đôi bàn tay của mẹ anh, rồi đến gặp tôi vào sáng ngày hôm sau”. Chàng trai trẻ về nhà đề nghị mẹ cho phép anh thực hiện yêu cầu của vị giám đốc. Bà mẹ nghe vậy cảm thấy rất lạ, trong lòng bà dấy lên những cảm xúc vui buồn lẫn lộn, bà bèn đưa hai bàn tay mình ra cho con trai”. Chàng trai trẻ chầm chậm rửa sạch bàn tay của mẹ mình. Từng giọt nước mắt của chàng trai rơi xuống. Đó là lúc mà đứa con đã nhận ra sự hy sinh bao nhiêu năm qua của mẹ.

Trong nhiều câu chuyện thấp thoáng bóng dáng người mẹ ở Huế, “Quê Mẹ” của nhà văn Thanh Tịnh là cuốn sách khiến người ta nhớ mãi, trong đó có “Tôi đi học”, gần như là tác phẩm duy nhất và nổi tiếng nhất nhắc tới buổi học đầu tiên của tuổi học trò. “Tôi đi học” đã qua tuổi 70, nhưng buổi học đầu tiên mùa thu lá rụng, mẹ hiền dắt con tới trường, đã luôn hiện lại trong tâm khảm của biết bao thế hệ mỗi khi thấy mùa thu trở về và bầy trẻ cắp sách tới trường. “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”. Đó là một câu văn mà bất kỳ ai đã cắp sách đến trường đều nhớ.

Huế vào trung tuần tháng 5, mùa Ngày Của Mẹ cũng thường trùng với mùa Phật Đản. Lời Phật dạy về lẽ báo hiếu vọng tưởng không chỉ các ngôi chùa mà còn vọng vang từ các ngôi nhà im ắng. Có thể nói, chữ hiếu bàng bạc khắp kinh điển Phật giáo đến nỗi có thể nói rằng kinh điển nhà Phật là kinh dạy về hiếu, đọc kinh Phật cũng là để trở thành người con hiếu thảo. Như một câu sau đây, ai ở Huế cũng từng nhắc đến: “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc/ đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?”.

100 năm Ngày Của Mẹ, đôi dòng để nhớ…

Đặng Ngọc Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top