ClockChủ Nhật, 02/04/2017 08:46

108 triệu người đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng

TTH.VN - Mặc dù có những nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực, khoảng 108 triệu người trên thế giới vẫn rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng trong năm 2016, tăng mạnh so với 80 con số triệu người vào năm 2015, một báo cáo của Liên Hiệp quốc về khủng hoảng lương thực cho biết.

LHQ: Xung đột, thời tiết khó lường “phủ bóng đen” tình hình an ninh lương thực năm 2016FAO: Có thể hoàn toàn xoá bỏ nạn đói ở Mỹ Latinh và vùng CaribeUNICEF báo động “thảm họa” mất an ninh lương thực ở Nam Sudan

Người dân Somalia xếp hàng chờ nhận viên trợ lương thực. Ảnh: AP

Theo ông José Graziano da Silva, Tổng Giám đốc Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp quốc (FAO), chi phí về nhân lực và tài nguyên sẽ tăng lên nếu để tình hình xấu đi. Ông nói thêm: "Chúng ta có thể ngăn chặn số người chết vì nạn đói, nhưng nếu chúng ta không tăng cường nỗ lực tiết kiệm, bảo vệ và đầu tư vào sinh kế cho người dân ở nông thôn, thì hàng chục triệu người sẽ vẫn bị đe dọa nghiêm trọng về lương thực".

Các cuộc xung đột dân sự được cho là yếu tố dẫn tới 9/10 cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất, nhấn mạnh mối liên hệ chặt chẽ giữa hòa bình và an ninh lương thực.

"Nạn đói làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng, tạo ra sự bất ổn và mất an ninh. Thách thức đối với an ninh lương thực ngày nay cũng chính là thách thức an ninh của ngày mai", ông Ertharin Cousin, Giám đốc Điều hành của WFP nói. "Đó là một cuộc chạy đua với thời gian - thế giới phải hành động ngay bây giờ để cứu sinh mạng và sinh kế của hàng triệu người đang bên bờ vực của nạn đói."

Neven Mimica, uỷ viên về hợp tác và phát triển quốc tế của EU, lưu ý rằng vào năm 2016, EU đã cấp 550 triệu euro cho dự án này. Tiếp theo sau đó là thêm 165 triệu euro vừa được huy động để giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi nạn đói và hạn hán ở khu vực Sừng Châu Phi.

Năm nay, nhu cầu viện trợ nhân đạo sẽ tăng lên khi 4 nước Nam Sudan, Somalia, Yemen và đông bắc Nigeria có nguy cơ đối mặt với nạn đói.

Malawi, Zimbabwe, Iraq và Syria là những nước có nhu cầu cần được hỗ trợ rất lớn vì tình trạng mất an ninh lương thực lan rộng (bao gồm cả người tị nạn ở các nước láng giềng). Theo báo cáo mới đây, nếu không có hành động ngay lập tức và thực tế, tình hình an ninh lương thực ở các nước này sẽ tiếp tục xấu đi trong những tháng tới.

Bảo Nghi (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hơn 24 triệu người đối mặt với nạn đói và thiếu nước ở miền Nam châu Phi

Tổ chức chống đói nghèo Oxfam mới đây cảnh báo rằng, hơn 24 triệu người ở miền Nam châu Phi phải đối mặt với nạn đói, suy dinh dưỡng và khan hiếm nước do hạn hán và lũ lụt, trong khi các chuyên gia cho rằng, tình hình có nguy cơ leo thang thành “tình trạng nhân đạo không thể tưởng tượng được”.

Hơn 24 triệu người đối mặt với nạn đói và thiếu nước ở miền Nam châu Phi
1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói

Theo một báo cáo mới của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố ngày 27/3, trong khi 2,4 tỷ người trên thế giới (tương đương 1/3 nhân loại) phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng hoặc vừa phải và 783 triệu người bị ảnh hưởng bởi nạn đói, thì hơn 1 tỷ bữa ăn đang bị lãng phí mỗi ngày.

1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói
Ngày Lương thực Thế giới (16/10):
Hệ thống lương thực cần được kết nối lại để ngăn chặn nạn đói gia tăng

Nhân Ngày Lương thực Thế giới (16/10) năm nay, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên Hiệp Quốc cho biết, để đạt được nhiều tiến bộ hơn trong cuộc chiến chống lại nạn đói, thế giới cần làm cho các cộng đồng có nguy cơ trở nên ít bị tổn thương hơn trước những cú sốc khí hậu và những tình huống khẩn cấp khác.

Hệ thống lương thực cần được kết nối lại để ngăn chặn nạn đói gia tăng
VIỆN NGHIÊN CỨU HÒA BÌNH QUỐC TẾ STOCKHOLM (SIPRI):
Xây dựng hòa bình, ngăn chặn chiến tranh giúp giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), an ninh lương thực toàn cầu đã trở thành một vấn đề lớn, gắn liền với các cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine, Somalia, Syria và nhiều nơi khác. Hơn bao giờ hết, cần có hành động khẩn cấp để củng cố hòa bình, củng cố nền kinh tế nông nghiệp toàn cầu và đảm bảo sản phẩm dinh dưỡng có giá thấp hơn cho mọi người dân, báo cáo mới của SIPRI nhấn mạnh.

Xây dựng hòa bình, ngăn chặn chiến tranh giúp giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực

TIN MỚI

Return to top