ClockThứ Năm, 10/09/2020 16:50

11 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

TTH.VN - Ngày 10/9, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt II năm 2020.

Tập trung xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mớiChương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP): Lúng túng, chậm tiến độChuẩn hóa OCOPOCOP là tử tếCần đánh giá tiềm năng thế mạnh để xây dựng mỗi xã phường một sản phẩm“Hợp tác xã vì việc làm bền vững”

Các sản phẩm đều được đánh giá mức điểm 3 đến 4 sao

Đợt II năm 2020 có 11 sản phẩm của 11 chủ thể kinh tế thuộc 6 huyện, thị xã tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP với 11 bộ hồ sơ và sản phẩm tham gia dự thi. Các nhóm và phân nhóm sản phẩm gồm ngành thực phẩm 7 sản phẩm, ngành đồ uống 2 sản phẩm, ngành dược thảo 1 sản phẩm và ngành rau củ quả 1 sản phẩm.

Qua 3 ngày làm việc, căn cứ vào hồ sơ và sản phẩm mẫu, các Bộ tiêu chí phù hợp với sản phẩm và các quy định có liên quan, Tổ giúp việc đã hoàn thành công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP đợt II, năm 2020 với 11 sản phẩm đã được đánh giá báo cáo trước Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh vào ngày 10/9.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đánh giá từng sản phẩm theo các nội dung chấm điểm của Bộ tiêu chí Quốc gia. Các thiếu sót có thể chỉnh sửa đã được Tổ giúp việc hướng dẫn các địa phương, chủ thể bổ sung, hoàn thiện, khắc phục. Đồng thời, tổ giúp việc cũng đã góp ý, hướng dẫn, khuyến cáo cho các chủ thể trong việc ghi nhãn sản phẩm. Kết quả, có 11 sản phẩm đã được đánh giá, trong đó có 1 sản phẩm đạt mức điểm 4 sao và 10 sản phẩm đạt mức điểm 3 sao.

UBND tỉnh yêu cầu đối với các sản phẩm OCOP đã được đánh giá xếp hạng cấp tỉnh, các chủ thể cần tiếp tục nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã, nhãn hiệu để thể hiện được tiêu chuẩn vừa được Hội đồng cấp tỉnh công nhận.

Tin, ảnh: Hà Nguyên

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông dân với nông sản hữu cơ, OCOP

Từ phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, OCOP đã xuất hiện nhiều hộ nông dân vừa làm giàu vừa giúp đỡ các hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương về vốn, việc làm để vươn lên thoát nghèo.

Nông dân với nông sản hữu cơ, OCOP
Nâng tầm tôm Việt cùng phát triển sản phẩm OCOP

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2023 (gọi tắt là Festival Tôm) là lễ hội lớn nhất về ngành hàng tôm, có quy mô cấp khu vực, được tỉnh Cà Mau lần đầu tiên đăng cai tổ chức.

Nâng tầm tôm Việt cùng phát triển sản phẩm OCOP
Chuyển biến mới của sản phẩm OCOP

Chương trình phát triển sản phẩm OCOP đến nay đã có những bước đi đúng hướng, nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu mới.

Chuyển biến mới của sản phẩm OCOP
Gắn du lịch nông nghiệp với sản phẩm OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP và phát triển du lịch nông thôn có mối quan hệ hữu cơ. Sản phẩm OCOP chính là tài nguyên để xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn. Ở chiều ngược lại, du lịch nông thôn chính là không gian để phát triển sản phẩm OCOP. Vấn đề là làm sao gắn kết để tạo được hiệu quả.

Gắn du lịch nông nghiệp với sản phẩm OCOP
Return to top