Thế giới

12.000 binh sỹ nước ngoài tham gia lực lượng thánh chiến tại Syria

ClockThứ Ba, 09/09/2014 14:29
TTH.VN - Pháp, Mỹ, Anh, Đức, Bỉ là những nước phương Tây có số lượng đáng kể công dân gia nhập lực lượng thánh chiến.

Hơn 12.000 người nước ngoài đã gia nhập các nhóm phiến quân tại Syria, trong đó từ 60% đến 70% là đến từ khu vực Trung Đông và từ 20% đến 25% đến từ phương Tây. Đây là nhận định của chuyên gia Peter Neumann, người đứng đầu Trung tâm quốc tế về Nghiên cứu Chủ nghĩa cực đoan tại Lodon, Anh.  

 
Các chiến binh Hồi giáo cực đoan thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo trên đường phố Syria (ảnh: Reuters)

Theo ông Peter Neumann, đã có hơn 12.000 người nước ngoài đã gia nhập các nhóm nổi dậy tại Syria chỉ trong 3 năm qua. Cuộc khủng hoảng và bạo lực bất ổn tại Syria trong những năm qua cũng đã trở thành cuộc chiêu mộ chiến binh nước ngoài lớn nhất trong lịch sử. Ông không nêu rõ con số chiến binh nước ngoài đang tham chiến cho Nhà nước Hồi giáo tự xưng, chiếm đóng một phần lãnh thổ của Iraq và Syria.

Chuyên gia về chủ nghĩa khủng bố này cho biết, số lượng chiến binh nước ngoài được chiêu mộ đã giảm sút trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm ngoái đến tháng 6 năm nay vì sự “đấu đá” lẫn nhau giữa các nhóm phiến quân nổi dậy. Song ông cảnh báo rằng, kể từ khi Nhà nước Hồi giáo chiếm được một phần lãnh thổ Iraq, trong đó có thành phố lớn thứ 2 Mosul, thì nhóm cực đoan này chiêu mộ được ngày càng nhiều các chiến binh từ nước ngoài.

Tunisia là nước có nhiều công dân tham gia lực lượng thánh chiến nhất, với khoảng 3.000 người. Chính phủ Saudi Arabia cũng công bố con số thống kê có khoảng từ 1.200 đến 2.500 người gia nhập nhóm Hồi giáo cực đoan. Maroc và Jordan thông báo con số khoảng 1.500 người.

Trong khi đó, Pháp, Mỹ, Anh, Đức, Bỉ là những nước phương Tây có số lượng đáng kể công dân gia nhập lực lượng thánh chiến, với Pháp nhiều nhất là 700 người và Mỹ ít nhất là khoảng 100 người. Theo chuyên gia Peter Neumann, các cuộc không kích của Mỹ tại Iraq đã ngăn chặn Nhà nước Hồi giáo mở rộng các cuộc tấn công đánh chiếm tại Irắc và việc lực lượng người Kurd giành chiến thắng tại một số khu vực cũng có tác động tới việc chiêu mộ binh sĩ của lực lượng cực đoan.

Hoàng Lê (Theo VOV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top