ClockThứ Hai, 16/05/2022 08:58

14 triệu hộ chiếu vắc xin có trên PC-COVID-19

Bộ Y tế cấp hộ chiếu vắc xin cho người dân đã tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 từ ngày 15/4. Sau 1 tháng thực hiện, Bộ Y tế đã cấp được 14 triệu hộ chiếu vắc xin cho người dân.

Hộ chiếu vắc-xin: Người dân chủ động kiểm tra thông tin mũi tiêm cá nhânNgười dân chỉ cần đi tiêm và khai báo thông tinQuy trình cấp “Hộ chiếu vaccine” áp dụng thống nhất trên cả nước

Hộ chiếu vắc xin - Ảnh: DƯƠNG LIỄU

Hộ chiếu vắc xin được sử dụng ra sao?

Hộ chiếu vắc xin là mã QR

Theo ông Nguyễn Bá Hùng - phó giám đốc Trung tâm dữ liệu y tế, Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế), hộ chiếu vắc xin điện tử là chứng nhận tiêm chủng COVID-19 điện tử do Bộ Y tế cấp cho người dân và sử dụng các tiêu chuẩn do Tổ chức Y tế thế giới và Liên minh châu Âu ban hành.

Ông Hùng cho biết: "Đến nay, nhiều người dân vẫn lầm tưởng hộ chiếu vắc xin là hộ chiếu giấy giống như các loại hộ chiếu xuất, nhập cảnh khác. Thực chất, hộ chiếu vắc xin là hộ chiếu điện tử, chỉ hiển thị bằng mã QR.

Khi khai báo nhập cảnh, người nhập cảnh sẽ được tiến hành quét mã QR cá nhân, trên đây sẽ hiển thị đầy đủ thông tin hợp pháp về tình trạng tiêm chủng của người nhập cảnh.

Cụ thể, thông tin hiển thị trên hộ chiếu vắc xin điện tử là tiếng Việt, có thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch. Khi quét mã QR trên hộ chiếu điện tử sẽ hiển thị 12 thông tin bằng tiếng Việt và tiếng Anh như họ tên, ngày sinh, bệnh dịch, vắc xin, sản phẩm vắc xin, số liều, ngày tiêm…

Hiện nay, hộ chiếu vắc xin điện tử đang được hiển thị trên ứng dụng PC-Covid. Người dân có thể truy cập ứng dụng này, vào mục hộ chiếu vắc xin hiển thị trên màn hình.

Bên cạnh đó, hộ chiếu vắc xin sẽ được cập nhật trên ứng dụng Sức khỏe điện tử và trên trang tra cứu Bộ Y tế đang thực hiện xây dựng và sẽ công bố trong thời gian tới", ông Hùng thông tin thêm.

Chậm "làm sạch" dữ liệu tiêm chủng

Theo ông Hùng, sau hơn 1 tháng tiến hành "làm sạch" dữ liệu mũi tiêm tính đến 15-5, 41 triệu mũi tiêm sai thông tin trước đây hiện còn khoảng 34 triệu mũi tiêm chưa được làm sạch dữ liệu.

Mới đây, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và các bộ, ngành phải nhanh

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, hộ chiếu vắc xin là chứng nhận tiêm chủng COVID-19 điện tử do Bộ Y tế cấp cho người dân, sử dụng các tiêu chuẩn do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh châu Âu (EU) ban hành. Người dân đã tiêm chủng và được cơ sở tiêm chủng cập nhật dữ liệu lên hệ thống, được xác thực đúng thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ được cấp "Hộ chiếu vắc xin" mà không phải làm thủ tục gì thêm. 

chóng làm sạch dữ liệu tiêm chủng vắc xin COVID trước ngày 1-6. Việc này nhằm giúp cho việc ký xác thực hộ chiếu vắc xin điện tử của công dân.

Ông Nguyễn Trường Nam, phó cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế), cho biết: "Việc làm sạch dữ liệu thông tin tiêm chủng đã được Bộ Y tế đôn đốc các địa phương thực hiện nhiều lần. Về cơ bản, việc này do cán bộ y tế và cán bộ công an địa phương phối hợp rà soát, làm sạch. Cán bộ y tế sẽ cung cấp thông tin tiêm chủng sai lệch thông tin, còn đơn vị công an sẽ đối chiếu, sửa chữa thông tin sai lệch này. Quy trình làm sạch dữ liệu đã được triển khai thực hiện, không gặp khó khăn. Tuy nhiên, có thể do lực lượng cơ sở mỏng nên việc xác thực thông tin tiến hành chậm trễ".

Ông Hùng thông tin thêm, qua kiểm tra thực tế, một số tỉnh, thành phố chưa quan tâm chỉ đạo triển khai các văn bản của Bộ Y tế tới các đơn vị tuyến dưới kịp thời. Ngành y tế một số địa phương không còn được hỗ trợ của liên ngành dưới sự chỉ đạo của chính quyền các cấp như thời gian trước đây.

Bên cạnh đó, thời gian vừa qua, nhiều cơ sở tiêm chủng trên cả nước đang thực hiện tiêm vét mũi 3 cho người dân; một số nhân viên y tế mắc COVID-19 nên ảnh hưởng đến việc rà soát, cập nhật dữ liệu còn sai sót, thiếu thông tin theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

"Nếu các đơn vị không vào cuộc quyết liệt để làm sạch dữ liệu, việc xác thực thông tin sẽ không thể thực hiện đúng tiến độ như Bộ Y tế đề ra", ông Hùng nhận định.

Ngoài ra, nhiều người dân cũng phản ảnh về việc thông tin mũi tiêm không sai thông tin nhưng cho đến nay vẫn chưa nhận được hộ chiếu vắc xin. Trả lời về vấn đề này, ông Nam cho biết việc chậm cấp hộ chiếu vắc xin cho người dân là do các cơ sở tiêm chủng chưa ký số.

"Quy trình cấp hộ chiếu vắc xin cho người dân là gồm ba bước. Thứ nhất là cơ sở tiêm chủng rà soát, xác minh thông tin người tiêm chủng trên nền tảng tiêm chủng. Bước thứ hai là các cơ sở tiêm chủng ký số để xác nhận thông tin người dân tiêm chủng. Cuối cùng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) chịu trách nhiệm ký số tập trung để cấp hộ chiếu vắc xin. Vì vậy, khi chưa nhận được dữ liệu ký số của cơ sở tiêm chủng thì Bộ Y tế chưa thể ký số tập trung để cấp hộ chiếu cho người dân", ông Nam nói.Hồng Hà

Hộ chiếu vắc xin vẫn cần thiết

Nhiều người cho rằng, dịch COVID-19 đã tạm lắng, nhiều nước đã nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch, vì vậy hộ chiếu vắc xin có vẻ không còn cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Theo ông Nam, đến nay Bộ Ngoại giao vẫn tiếp tục ký công nhận hộ chiếu vắc xin với nhiều quốc gia trên thế giới. Tính đến ngày 12-5, 81 quốc gia, vùng lãnh thổ chấp nhận hộ chiếu vắc xin của Việt Nam.

"Việc cấp hộ chiếu vắc xin là cần thiết để người dân thuận tiện cho việc nhập cảnh đến một số nước. Mặc dù hiện nay dịch bệnh đã giảm, một số nước đã nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch. Tuy nhiên, chúng ta không thể chắc chắn dịch bệnh có còn bùng phát hay không, vì vậy hộ chiếu vắc xin vẫn còn cần thiết và chúng ta cần tiếp tục triển khai.

Ngoài ra, trong trường hợp người dân có nhu cầu ra nước ngoài nhưng chưa có hộ chiếu vắc xin có thể mang theo giấy chứng nhận tiêm chủng để cung cấp khi nhập cảnh. Tuy nhiên, trước đó người dân cần tìm hiểu rõ quy định nhập cảnh từ đại sứ quán các nước để được hướng dẫn đầy đủ", ông Nam cho hay.Dương liễu

 

Theo Tuổi trẻ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Tiêm chủng mở rộng năm 2024: Đảm bảo nguồn vắc-xin

Trong đợt tiêm đầu năm 2024, các vắc-xin phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em và bà mẹ mang thai đã được phân bổ về cơ sở. Nhiều phụ huynh vùng nông thôn vui mừng vì không phải tốn kém, vất vả lên thành phố tiêm dịch vụ các mũi còn thiếu trong năm 2023.

Tiêm chủng mở rộng năm 2024 Đảm bảo nguồn vắc-xin

TIN MỚI

Return to top