ClockThứ Ba, 23/03/2021 14:41

15 tình nguyện viên tiếp theo được tiêm thử nghiệm vaccine COVIVAC

Sáng 23/3, có 15 tình nguyện viên tiếp theo đã được tiêm thử nghiệm vaccine COVIVAC phòng COVID-19 do Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) trực thuộc Bộ Y tế nghiên cứu và sản xuất.

Giữa đại dịch COVID-19, bệnh lao vẫn là mối đe dọa chết người ở Đông Nam ÁXuất hiện thêm nhiều “điểm nóng” Covid-19 mới, thế giới tăng tốc chiến dịch tiêm vaccine16 tỉnh, thành đã tiêm vắc xin Covid-19 cho gần 34.000 ngườiSáng 20/3, không có ca mắc mới, gần 31.000 người Việt đã tiêm vắc xin COVID-19

Tiêm vaccine COVIVAC cho các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm. Ảnh: TN.

PGS.TS Vũ Đình Thiểm, Giám đốc Trung tâm thử nghiệm lâm sàng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết: "Sáng 23/3, đã có thêm 15 tình nguyện viên tham gia tiêm thử nghiệm vaccine COVIVAC phòng COVID-19. Sau khi tiêm xong, các tình nguyện viên được ở lại trung tâm để theo dõi sức khỏe trong 24 giờ. Trung tâm đã bố trí khoảng 30 cán bộ y tế tham gia việc tiêm thử nghiệm và theo dõi sức khỏe của các tình nguyện viên".

Dự kiến, ngày 25/3, chương trình sẽ tiếp tục tiêm thử nghiệm vaccine này cho 15 tình nguyện viên tiếp theo.

Đến nay, các tình nguyện viên được tiêm đợt đầu tiên (vào ngày 15/3) đều có sức khoẻ ổn định, đã trở lại với công việc bình thường. Các tình nguyện viên này cũng đã được đến khám sức khoẻ lần 1 sau tiêm (vào ngày 22/3); được làm xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm đánh giá chức năng thận, chức năng gan... cùng các đánh giá khác. Dự kiến sau 3 tuần, nhóm người này sẽ trở lại Đại học Y Hà Nội để tiêm tiếp mũi 2 vaccine COVIVAC.

Trước đó, sáng 15/3, tại Đại học Y Hà Nội, 6 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm lâm sàng đã được tiêm những mũi vaccine COVIVAC phòng COVID-19 đầu tiên. Đây là những mũi tiêm đầu tiên trong chương trình nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vaccine COVIVAC phòng COVID-19 do Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) nghiên cứu, sản xuất.

Theo kế hoạch, trong quá trình tiêm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vaccine COVIVAC, 120 tình nguyện viên sẽ được chia thành 5 nhóm để tiêm, với các mức khác nhau: 3 nhóm tiêm vaccine không có tá chất với 3 mức liều (1mcg, 3mcg và 10mcg kháng nguyên S); 1 nhóm tiêm mức liều 1mcg kháng nguyên S có bổ sung tá chất và 1 nhóm gồm 20 người tiêm giả dược (nước muối vô trùng) để so sánh với những nhóm vaccine trên.

Theo Báo Tin Tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não

Trong một động thái lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai loại vaccine 5 trong 1 mới “mang tính cách mạng” chống viêm màng não, nhằm bảo vệ con người, chống lại 5 chủng vi khuẩn não mô cầu chính là A, C, W, Y và X.

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não
Dịch COVID-19 gia tăng ở Đông Nam Á:
Chuyên gia nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân

Những ngày vừa qua, chứng kiến số ca mắc COVID-19 gia tăng nhanh chóng đã khiến các nhà chức trách ở Đông Nam Á tăng cường các biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, như lắp đặt máy quét thân nhiệt tại các điểm nhập cảnh quốc tế và kêu gọi công chúng đeo khẩu trang.

Chuyên gia nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân
Thử nghiệm thuốc trị sốt xuất huyết đầu tiên ở người mang đến nhiều hứa hẹn

Theo dữ liệu được công bố ngày 20/10, một loại thuốc điều trị sốt xuất huyết do Johnson & Johnson (J&J) phát triển dường như đang cho thấy có tác dụng bảo vệ chống lại một dạng virus ở một số bệnh nhân sốt xuất huyết. Đây là kết quả từ thử nghiệm lây nhiễm có kiểm soát ở người trên quy mô nhỏ ở Mỹ.

Thử nghiệm thuốc trị sốt xuất huyết đầu tiên ở người mang đến nhiều hứa hẹn

TIN MỚI

Return to top