Thế giới

193 quốc gia thống nhất chương trình nghị sự phát triển giai đoạn sau 2015

ClockThứ Hai, 03/08/2015 13:58
TTH.VN - Ngày 2/8, 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc (LHQ) đã thống nhất một chương trình nghị sự phát triển bền vững toàn cầu mới cho giai đoạn 15 năm tiếp theo. Chương trình sẽ chính thức được thông qua bởi các nhà lãnh đạo thế giới trong hội nghị thượng đỉnh vào tháng 9 tới.

Sau hai tuần đàm phán chung cuộc, chương trình nghị sự phát triển bền vững mới, với 17 mục tiêu cùng với 1 tuyên bố liên quan đến việc thực hiện và đánh giá, đã được thống nhất để thay thế cho 8 Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ sắp kết thúc.


Các nước thành viên LHQ đang tiến tới một lộ trình tham vọng nhằm xóa bỏ đói nghèo trên toàn thế giới vào năm 2030. Ảnh: AFP

Các nhà ngoại giao hoan nghênh chương trình nghị sự nói trên. Chánh văn phòng Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon, bà Susana Malcorra mô tả đây là một thỏa thuận "lịch sử", đồng thời nhấn mạnh rằng các công việc phía trước là không đếm xuể.
"Khối lượng, chiều sâu và mức độ phức tạp của chương trình nghị sự này sẽ thử thách LHQ và tất cả chúng ta", bà Malcorra nói thêm.
8 Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ tập trung vào việc giúp đỡ các quốc gia nghèo khó trong 15 năm qua.
Những mục tiêu phát triển bền vững mới nhằm xóa bỏ đói nghèo, giảm bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia, đạt được bình đẳng giới, cải thiện vấn đề quản lý nguồn nước và năng lượng, cũng như có những hành động khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu.
Để đáp ứng được các mục tiêu nói trên, chuyên gia phân tích ước tính sẽ cần nguồn chi phí từ 3,3 nghìn tỷ USD đến 4,5 nghìn tỷ USD mỗi năm cho việc đầu tư và viện trợ.
Hơn 100 quốc gia đã nhất trí về một chương trình khung ở Ethiopia vào tháng trước để cung cấp vốn cho các mục tiêu phát triển bền vững bằng việc huy động các nguồn lực trong nước như thu thuế, thúc đẩy đầu tư tư nhân và nhận hỗ trợ từ nước ngoài.
Các nhà lãnh đạo thế giới sẽ có cuộc hội đàm từ ngày 25 đến 27/9 tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ) để chính thức thông qua chương trình nghị sự phát triển bền vững mới giai đoạn sau 2015.

Lê Thảo (lược dịch từ Reuters & AFP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói

Theo một báo cáo mới của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố ngày 27/3, trong khi 2,4 tỷ người trên thế giới (tương đương 1/3 nhân loại) phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng hoặc vừa phải và 783 triệu người bị ảnh hưởng bởi nạn đói, thì hơn 1 tỷ bữa ăn đang bị lãng phí mỗi ngày.

1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói
Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon
Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Return to top