ClockThứ Sáu, 16/01/2015 10:16

2 cơ sở sản xuất giấy “chây ì” khắc phục ô nhiễm

TTH - Tuy nhiều lần bị nhắc nhở, xử phạt, nhưng ý thức bảo vệ môi trường của các chủ cơ sở sản xuất giấy tại Cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề Thủy Phương (nay là Cụm công nghiệp Thủy Phương) vẫn chưa chuyển biến; các biện pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm không được thực hiện nghiêm túc theo yêu cầu.
 
 Những ống khói thải nghi ngút trực tiếp ra môi trường tại cơ sở giấy Như Ý

Ô nhiễm kéo dài

Chạy trên tuyến tránh Huế, nhìn từ xa, Cụm công nghiệp Thủy Phương (thị xã Hương Thủy) đã thấy những ống khói từ 2 cơ sở sản xuất giấy Như Ý và Hà Xuyên thải khói nghi ngút ra môi trường. Hoạt động khoảng 10 năm nay, Công ty TNHH sản xuất các loại giấy Như Ý và Công ty TNHH Hà Xuyên là 2 đơn vị chuyên tái chế giấy phế liệu thành giấy các loại. Từ nguồn giấy phế liệu, qua các công đoạn phân loại, nghiền bột đến dây chuyền Seo và cho ra giấy thành phẩm, chủ yếu phục vụ làm nguyên liệu để sản xuất vàng mã, giấy gói hàng hóa. Bình quân công suất hoạt động tại cơ sở sản xuất giấy Như Ý khoảng 6 tấn/ngày đêm. Lượng hóa chất phẩm màu các loại được sử dụng khoảng 50 kg/tháng, chất chống dính sát lô giấy khoảng 1,5 tấn/tháng; lượng nước sử dụng trung bình 3 m3/ngày đêm. Công suất hoạt động của cơ sở giấy Hà Xuyên 700kg/ngày đêm, lượng phẩm màu, chất chống dính, dầu nhờn thải sử dụng khoảng 0,2 tấn, lượng nước sử dụng khoảng 3 m3/ngày đêm.

Một lượng nước thải chưa qua xử lý được thải ra hồ trong khuôn viên nhà máy, sau đó chảy ra khe Cầu Đôi và đổ về hồ Châu Sơn (phường Thủy Châu). Rất nhiều lần người dân sống dọc khe Cầu Đôi và hồ Châu Sơn, thuộc phường Thủy Phương và Thủy Châu phản ánh tình trạng nguồn nước bị nhiễm bẩn, nhuốm màu lúc đỏ, lúc đen làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và chăn nuôi. Ngoài ra, khí thải từ các lò hơi không được xử lý hiệu quả cũng được thải trực tiếp ra môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người trực tiếp tham gia sản xuất, những cơ sở sản xuất lân cận và người qua đường.

Ông Phan Bồng, Phó phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Hương Thủy cho biết, trước tình hình môi trường quá bức bách, phòng đã tham mưu thị xã và tỉnh tiến hành thanh tra để kịp thời xử lý, chấn chỉnh tình trạng vi phạm về công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm. Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đã thành lập đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra và lấy mẫu nước thải, khí thải tại một số cơ sở sản xuất ở Cụm công nghiệp Thủy Phương, trong đó có 2 công ty nói trên.

Cần mạnh tay

Những năm qua, 2 công ty này thường xuyên bị cơ quan chức năng của thị xã Hương Thủy, Phòng Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh, Thanh tra Sở TNMT nhắc nhở và xử phạt về tình trạng thải trực tiếp chất thải, khí thải, nước thải chưa qua xử lý đảm bảo ra môi trường gây ô nhiễm. Tuy nhiên, từ đó đến nay, tình trạng ô nhiễm không hề được cải thiện mà xem ra càng nghiêm trọng hơn. Không ít lần được nghe những chủ cơ sở này hứa hẹn sẽ khắc phục và đầu tư hệ thống xử lý đảm bảo. Đến nay, sau hơn 10 năm hoạt động đối với cơ sở sản xuất giấy Như Ý và hơn 8 năm đối với cơ sở sản xuất giấy Hà Xuyên, thực trạng môi trường sản xuất vẫn không hề chuyển biến.

Kết quả phân tích mẫu tại 2 cơ sở sản xuất giấy Như Ý, Hà Xuyên cho thấy, nhiều thông số trong mẫu nước thải như hàm lượng BOD5, COD, màu, chất rắn lơ lửng, sắt và một số chỉ tiêu như CO, H2S trong mẫu khí thải vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.

Ông Phan Văn Đáng, Thanh tra Sở TNMT thông tin, trong đợt thanh tra mới đây, đoàn đã phát hiện hành vi vi phạm của 2 doanh nghiệp Như Ý và Hà Xuyên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và đất đai (lấn đất khi xây dựng công trình). Đối với Công ty TNHH sản xuất các loại giấy Như Ý, UBND tỉnh đã ra quyết định xử phạt với mức 120,4 triệu đồng. Thanh tra Sở TNMT cũng đã lập biên bản đề nghị UBND tỉnh mức xử phạt đối với Công ty TNHH Hà Xuyên với mức phạt 114,3 triệu đồng. Ngoài ra, 2 công ty trên còn phải chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường do vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo định mức với số tiền mỗi đơn vị là 3,91 triệu đồng. Bên cạnh xử phạt hành chính, Đoàn thanh tra đã yêu cầu 2 doanh nghiệp này cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất đúng quy định, khắc phục ngay các vi phạm, tồn tại và sớm hoàn thành Đề án Bảo vệ môi trường đồng thời phải xây dựng các hạng mục bảo vệ môi trường.

Phó phòng TNMT thị xã Hương Thủy - ông Phan Bồng khẳng định, địa phương sẽ tăng cường theo dõi kết quả khắc phục xử lý của các doanh nghiệp vi phạm. Nếu những đơn vị này không chịu khắc phục thì tiếp tục đề xuất xử phạt mạnh tay hơn. Mặc dù địa phương luôn kêu gọi thu hút doanh nghiệp vào đầu tư tại Cụm công nghiệp Thủy Phương, nhưng không vì thế mà xem nhẹ tiêu chí bảo vệ môi trường sản xuất. Do đó, nếu những cơ sở gây ô nhiễm vẫn cố tình kéo dài vi phạm, không có ý thức chuyển biến, không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đảm bảo theo đúng quy định thì sẽ cương quyết cưỡng chế, đề nghị thu hồi giấy phép kinh doanh.                                                             

Bài, ảnh: Hoài Thương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024

Sáng 14/4, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tổ chức lễ khai mạc triển lãm và chấm thi Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh lần thứ XVII, năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành cùng giáo viên, học sinh các đơn vị dự thi.

163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Return to top