ClockThứ Ba, 20/09/2022 14:43
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI: “THẤU HIỂU LÒNG DÂN, TẬN TÂM PHỤC VỤ”

20 năm đồng hành cùng các đối tượng chính sách

TTH - Với những nỗ lực trong 20 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trở thành đầu mối huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội, góp phần giảm nghèo bền vững.

“Phao cứu sinh” cho hộ nghèoGiải ngân hỗ trợ nhà ở theo Nghị định 28/2022/NĐ-CPĐiểm tựa vững chãi cho người nghèoĐồng hành cùng người nghèo & đối tượng chính sách

Vốn tín dụng chính sách hỗ trợ người dân trong phát triển kinh tế

Mạng lưới phủ khắp

Ngày 4/10/2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập NHCSXH, trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo (NHPVNN), tách tín dụng ưu đãi ra khỏi tín dụng thương mại, nhằm tập trung đầu mối về huy động nguồn lực của toàn xã hội đầu tư cho chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. Tại Thừa Thiên Huế, Chi nhánh NHCSXH tỉnh được thành lập theo Quyết định số 47/QĐ-HĐQT ngày 14/1/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị và chính thức hoạt động từ ngày 22/4/2003.

Từ 7 cán bộ NHPVNN chuyển sang điều hành toàn bộ hoạt động của NHCSXH tỉnh, giai đoạn này, trụ sở giao dịch từ tỉnh đến huyện đều phải thuê mượn nhà dân hoặc trụ sở các cơ quan khác, máy móc, trang thiết bị đều không có, đến nay, chi nhánh có 133 cán bộ và người lao động, mỗi huyện, thị xã đều có 1 phòng giao dịch với ban giám đốc và 2 tổ nghiệp vụ.

Mạng lưới giao dịch của NHCSXH phủ khắp các xã, phường, thị trấn trên địa bàn với 141 điểm giao dịch. Tại các điểm giao dịch, các chính sách tín dụng của Nhà nước, danh sách hộ vay vốn, các quy trình, thủ tục, quy định và hướng dẫn mới của NHCSXH được niêm yết công khai. Người vay giao dịch trực tiếp với NHCSXH vào ngày cố định hàng tháng (kể cả ngày thứ bảy, chủ nhật) để vay vốn, trả nợ. Những điểm giao dịch tại các xã đã tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng chính sách xã hội đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, tiết giảm chi phí, thời gian đi lại giao dịch của người vay.

Cùng với 2.340 tổ TK&VV tại tất cả các thôn, bản, tổ dân phố trong tỉnh đã góp phần quan trọng đưa hoạt động tín dụng về nông thôn, đẩy lùi tín dụng đen.

Đồng hành cùng các đối tượng chính sách

Hiệu quả hoạt động TDCS đã thay đổi cách tiếp cận người nghèo thay vì “cho con cá” sang “giúp cần câu”, phát huy tính vượt khó vươn lên của bản thân người nghèo, tạo cho người nghèo có thêm động lực phát triển kinh tế.

Trong 20 năm qua đã có trên 274 ngàn lượt hộ nghèo, 76 ngàn lượt hộ cận nghèo, 80 ngàn lượt hộ mới thoát nghèo và trên 287 ngàn lượt các đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH. Chính sách tín dụng cùng với các chính sách khác góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giai đoạn 2005-2010 từ 21,17% xuống còn 7,0% vào cuối năm 2010; giai đoạn 2011-2015 từ 11,16% xuống còn 4,10% cuối năm 2015 và giai đoạn 2016-2020 từ 8,36% xuống còn 3,45% cuối năm 2020. Đến cuối năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 là 2,99% và theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025 tỷ lệ hộ nghèo là 4,93%.

Cùng với nhiều nguồn vốn tín dụng khác, TDCS xã hội đã giải quyết cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn xây dựng nhà ở, xây dựng nhà phòng chống bão lụt, xây dựng nhà ở xã hội, giải quyết việc làm…

Thời điểm khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch, những chính sách hỗ trợ cho người sử dụng lao động, người lao động, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi khắc phục khó khăn. Năm 2021, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, đã có 15 lượt doanh nghiệp được vay vốn với số tiền 1,8 tỷ đồng để trả lương cho 547 lượt người lao động bị ảnh hưởng đại dịch. Trong năm 2022, đã triển khai cho vay 204,8 tỷ đồng đối với các chương trình tín dụng theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ.

Ông Nguyễn Hoàng Anh Tuấn, Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh chia sẻ: Các chương trình tín dụng ưu đãi được bổ sung qua các năm, đa dạng đối tượng thụ hưởng đã có tác động tích cực đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; chuyển biến phương thức sản xuất của hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng sản xuất hàng hóa; nâng cao chất lượng môi trường sống; góp phần ổn định chính trị, an ninh và trật tự xã hội, đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi dần được nâng cao, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng. Thông qua các chương trình TDCS của NHCSXH đầu tư cho vay tại các xã đã góp phần giúp 64/94 xã được công nhận đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới, 2 huyện hoàn thành và đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới.

Từ 3 chương trình tín dụng nhận bàn giao với dư nợ là 236 tỷ đồng, đến nay NHCSXH tỉnh thực hiện 22 chương trình TDCS với tổng dư nợ là 3.622 tỷ đồng, tăng 3.386 tỷ đồng, tăng 15,34 lần so với khi mới thành lập, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân đạt 16,38%/năm. Hiện NHCSXH tỉnh đang có 90 ngàn khách hàng còn dư nợ với dư nợ bình quân là 40,5 triệu đồng (tăng 12,2 lần); dư nợ bình quân 1 xã là 25,7 tỷ đồng (tăng 15,1 lần). Tổng doanh số cho vay trong 20 năm qua là 13.621 tỷ đồng, với trên 717 ngàn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, doanh số cho vay bình quân đạt 681 tỷ đồng/năm.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế

Phục vụ cho việc đánh giá, so sánh tiềm năng của xe máy điện trong lĩnh vực giao vận, UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc) và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện dự án thử nghiệm xe máy điện giao hàng tại TP. Huế.

Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế
Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí

Nguồn thu của các tòa soạn báo (kinh tế báo chí) hiện đang sụt giảm nghiêm trọng nên đã đến lúc cần thay đổi nội dung, hình thức truyền tải đến độc giả. Việc thay đổi phải linh hoạt theo từng tòa soạn nhằm mục đích kéo nhiều độc giả đến với mình, vì chỉ khi có độc giả thì sẽ có nguồn thu trở lại.

Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí
Động lực phát triển từ các “đại dự án”

Năm 2024, nhiều dự án (DA) trọng điểm dự kiến sẽ hoàn thành, đi vào hoạt động, hứa hẹn sẽ tạo ra động lực phát triển mới cho tỉnh. Các DA này không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương, mà còn tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.

Động lực phát triển từ các “đại dự án”
Return to top