ClockThứ Tư, 05/12/2018 06:50

2017 là năm thời tiết khắc nghiệt nhất lịch sử

TTH.VN - Theo kết quả nghiên cứu mới nhất, Puerto Rico, Honduras và Myanmar là ba quốc gia xếp đầu trong danh sách 173 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các thảm họa thiên tai.

EU kêu gọi tăng cường nỗ lực toàn cầu để đối phó với biến đổi khí hậuWorld Bank cam kết đầu tư 200 tỷ USD ứng phó biến đổi khí hậuHơn 20.000 đại biểu tham dự Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP24

2017 là năm thời tiết khắc nghiệt nhất lịch sử. Ảnh: Dw

Cụ thể, thời tiết khắc nghiệt vào năm 2017 đã gây ra thiệt hại nặng nề ở một số quốc gia, trong đó các nước đang phát triển là nơi hứng chịu nhiều tổn thất nhất.

Dựa vào mức độ phơi nhiễm và tính dễ bị tổn thương đối với các hiện tượng thời tiết mang tính hủy diệt, cũng xếp trong top đầu là Nepal, Peru và Việt Nam.

Báo cáo của Germanwatch chỉ ra rằng năm 2017 là năm thời tiết khắc nghiệt tàn phá thế giới nhất trong lịch sử. Hơn 11.500 người thiệt mạng và 375 tỷ USD phí tổn là hậu quả trực tiếp của biến đổi khí hậu.

Trước tình hình thời tiết ngày một biến đổi, các quốc gia chuẩn bị kém trong công tác đối phó với thảm họa thường hứng chịu những gánh nặng về hậu quả nghiêm trọng. Điều này được thể hiện rõ khi với 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong 20 năm qua, có đến 8 quốc gia đang phát triển có mức thu nhập từ thấp đến trung bình thấp.

Những sự kiện cực đoan ngày càng nhiều đã đẩy một số nước trở thành những cái tên đứng đầu trong danh sách chỉ số khí hậu toàn cầu năm 2017. Ngoài ra, trong chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn kéo dài 2 thập kỷ (1998 – 2017), sau Puerto Rico, xếp hạng hai, ba, bốn lần lượt là Honduras, Myanmar, Haiti và Philippines.

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) nhấn mạnh, với khả năng nhiệt độ thế giới sẽ tăng 1,5oC, các rủi ro liên quan đến thảm họa thời tiết sẽ thường xuyên xuất hiện hơn trong tương lai.

Trong bối cảnh này, với sự có mặt của đại diện 190 quốc gia tại hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu COP 24 diễn ra tại Ba Lan từ ngày 2 – 14/12/2018, các chuyên gia nghiên cứu hy vọng nguy cơ tổn thất do thay đổi thời tiết sẽ chấm dứt nhờ vào những hành động khẩn trương của các chính phủ.

Đan Lê (Lược dịch từ Dw)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu

Một báo cáo mới của Chính phủ Australia cảnh báo rằng tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ ở nước này có thể khiến các công ty bảo hiểm và ngân hàng rút dịch vụ của họ khỏi các cộng đồng dễ bị tổn thương trước các sự kiện cực đoan. Điều này có thể gây ra “hiệu ứng xếp tầng” trên toàn bộ nền kinh tế.

Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn

Các cộng đồng nông thôn trên toàn thế giới đang phải vật lộn với những thách thức ngày càng tăng do cuộc khủng hoảng khí hậu gây ra. Khi thiên tai xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, các điều kiện môi trường ngày càng khắc nghiệt hơn, gánh nặng đối với những cộng đồng này càng tăng lên. Tuy nhiên, phụ nữ là người phải chịu gánh nặng nặng nề nhất từ những tác động này, bao gồm cả những tổn thất đáng kể về tài chính.

Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn
NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học của NASA đã tiết lộ một kế hoạch táo bạo nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách thả các hạt băng vào bầu trời. Mục tiêu là phun hàng tấn hạt băng vào tầng khí quyển cao từ các máy bay có độ cao 58,000 feet so với mặt đất, cao hơn 20,000 feet so với các máy bay thương mại.

NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu
Return to top