222 triệu trẻ em trên toàn thế giới đang cần được hỗ trợ giáo dục
TTH - Một báo cáo mới gây sốc của Quỹ Toàn cầu do Liên Hiệp Quốc tổ chức mang tên “Education Cannot Wait” (ECW) chỉ ra rằng số trẻ em đang trong độ tuổi đi học, nhưng lại chịu ảnh hưởng của khủng hoảng và đang cần nhận được sự hỗ trợ về giáo dục hiện đã tăng từ mức ước tính 75 triệu người vào năm 2016 lên đến 222 triệu em.
Trẻ em cần có cơ hội giáo dục, học tập bình đẳng, toàn diện và chất lượng cao. Ảnh minh họa: guineakids.org/TTXVN/Vietnam+
Trên thực tế, chỉ 1/10 em chịu ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng và vẫn đang học tiểu học, hoặc trung học thực sự đáp ứng các tiêu chuẩn giáo dục.
Trên khắp thế giới, 222 triệu trẻ em đang mất đi thời gian được học tập trên lớp. Ước mơ về tương lai của các em đang dần bị cướp đi bởi xung đột, di dời và thảm họa khí hậu. Thêm vào đó, 84% trẻ em không được đến trường đang sống trong những khu vực có khủng hoảng kéo dài. Phần lớn các quốc gia gặp khó khăn và hiện đang là mục tiêu hỗ trợ của Quỹ ECW bao gồm Afghanistan, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Mali, Nigeria...
Cùng với các đối tác chiến lược, cam kết tập thể của ECW là duy trì quyền cơ bản vốn có của trẻ em rằng được giáo dục bình đẳng, toàn diện và có chất lượng bằng cách cung cấp cho các em cơ hội học tập, bao gồm các phương pháp học tập toàn diện để các em vượt qua những thách thức cụ thể.
Để ứng phó với cuộc khủng hoảng giáo dục toàn cầu cấp bách này, Quỹ ECW cùng đối tác đã khởi động chiến dịch huy động nguồn lực #222MillionDreams tại Geneva.
Trong bối cảnh thế giới phải vật lộn với những tác động tàn khốc của xung đột vũ trang, COVID-19 và biến đổi khí hậu, 222 triệu trẻ em cũng phải đối mặt với những trải nghiệm kinh hoàng này. Do đó, cả Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres và Giám đốc Quỹ ECW Yasmine Sherif đều nhất trí rằng đây là lời kêu gọi hành động đối với toàn cầu”, trong đó Giám đốc Yasmine Sherif nhấn mạnh: “Nhiệm vụ của chúng ta là trao quyền cho trẻ em thông qua giáo dục và giúp các em biến giấc mơ thành hiện thực”.
Hạnh Nhi
(Lược dịch từ UN News)
- Cần tiêm mũi tăng cường thứ 2 vaccine COVID-19 cho các nhóm dễ bị tổn thương (19/08)
- Anh vạch lộ trình sử dụng xe tự lái vào năm 2025 (19/08)
- Thái Lan lên kế hoạch cấp “thị thực vàng” có giá trị 10 năm (19/08)
- Khách nước ngoài đến Nhật Bản tiếp tục vượt mức 100.000 người (19/08)
- Nga tiếp tục chuyển viện trợ nhân đạo cho người dân Ukraine (18/08)
- Sân bay Dubai của UAE nhộn nhịp chuẩn bị cho sự kiện World Cup (18/08)
- Thiếu hụt lao động, Australia cân nhắc tăng hạn ngạch nhập cư (18/08)
- Thái Lan không chào đón du khách tới hút cần sa (18/08)
-
Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác
- Ấn Độ là “đối tác không thể thiếu” của Mỹ
- Bangladesh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu
- Giải quyết ô nhiễm không khí phải ở quy mô toàn cầu
- Anh: Dịch vụ đường sắt bị ảnh hưởng do lái tàu trên cả nước đình công
- Pháp kiểm soát cháy rừng ở phía Tây Nam, mở lại đường cao tốc
- Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng hạn ngạch lao động nước ngoài
-
Khu vực Nam bán cầu sẽ có cơ sở sản xuất vaccine mRNA đầu tiên
- Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Ấn Độ: Hành trình vươn mình thành “gã khổng lồ” mới nổi
- CDC Mỹ đưa ra hướng dẫn phòng chống COVID-19 mới
- ILO: Lao động trẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những tác động của COVID-19
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác
- Trung Quốc chịu đợt nóng lớn nhất trong 60 năm
- Philippines: Đại dịch đẩy thêm hàng triệu người vào cảnh nghèo đói
- “Mê” trà sữa, Đông Nam Á chi 3,66 tỷ USD/năm, Việt Nam đứng thứ 3 khu vực
- Chính phủ Nhật Bản cân nhắc gói biện pháp bổ sung đối phó lạm phát