Giáo dục Tuyển sinh
23/98 ngành có số hồ sơ đăng ký không đủ chỉ tiêu
TTH - Theo công bố về tỉ lệ “chọi” vào 98 ngành của 7 trường đại học thành viên, 3 khoa trực thuộc và 1 Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị năm 2012, có đến 23 ngành lượng hồ sơ đăng ký dự thi chưa đủ chỉ tiêu, đồng nghĩa với tỉ lệ “chọi” dưới 1/1
23 ngành tỉ lệ “chọi” dưới 1/1
Năm nay, một số ngành khoa học xã hội nhân văn khối C, ngành khoa học cơ bản khối A, một số ngành của Trường đại học Ngoại ngữ, Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị vẫn tiếp tục rơi vào tình trạng đìu hiu do số hồ sơ nộp vào quá thấp. Tỉ lệ chọi các ngành thuộc khối C của Trường đại học Khoa học như Triết học chỉ có 34 hồ sơ/40 chỉ tiêu (đạt tỉ lệ 1/0.85, năm ngoái: 1/0.48); Hán - Nôm: 13 hồ sơ/30 chỉ tiêu (1/0.43, năm ngoái: 1/0.67); Ngôn ngữ học: 10 hồ sơ/ 40 chỉ tiêu (1/0.25, năm ngoái: 1/0.35); Đông phương học: 1/0.84 (năm ngoái 1/0.87); Triết học 1/0.85. Một số ngành khối A của trường này cũng có tỉ lệ chọi rất thấp là: Toán học chỉ có 29 hồ sơ/50 chỉ tiêu (tỉ lệ 1/0.58); Toán ứng dụng: 10 hồ sơ/50 chỉ tiêu (1/0.20); Vật lý học: 43 hồ sơ/50 chỉ tiêu (1/0,86).
Thí sinh dự thi tuyển sinh vào Đại học Huế năm 2011 tại điểm thi Trường THPT chuyên Quốc Học
Trường đại học Ngoại ngữ ngành Sư phạm tiếng Trung Quốc chỉ có 10 hồ sơ/35 chỉ tiêu (1/0.29), Ngôn ngữ Nga: 9 hồ sơ/25 chỉ tiêu (1/0.36), Sư phạm tiếng Pháp: 17 hồ sơ/30 chỉ tiêu (1/0.57). Đìu hiu nhất có lẽ là Ngành Kỹ thuật điện và Kỹ thuật trắc địa – Bản đồ thuộc Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị với tỉ lệ hồ sơ rất thấp: 10 hồ sơ/50 chỉ tiêu và 7 hồ sơ/50 chỉ tiêu, tỉ lệ chọi 1/ 0.20 và 1/0.14. Năm ngoái hai ngành này cũng có tỉ lệ vào loại thấp nhất: 1/0.40 và 1/0.35. Trường đại học Nghệ thuật hai ngành có tỉ lệ chọi thấp là Điêu khắc: 1/1.20 (năm ngoái: 1/0.50) và Đồ họa 1/0.73.
10 ngành tỉ lệ chọi 1/10
Số liệu thống kê của Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế cho thấy, mùa tuyển sinh năm nay Đại học Huế có 10 ngành tỉ lệ “chọi” đạt 1/10 trở lên. Trong đó Trường đại học Y Dược vẫn đứng đầu về tỉ lệ chọi như mọi năm và ngành có tỉ lệ chọi cao nhất của trường này là ngành Điều dưỡng: 1/24.73 (năm ngoái 1/33.32); tiếp đến là Kỹ thuật Y học: 1/13.3 (năm ngoái là 1/21.54). Trường có tỉ lệ chọi cao thứ hai là Trường đại học Nông Lâm, trong đó các ngành có tỉ lệ chọi cao nhất là Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sau thu hoạch và ngành Nông thôn với tỉ lệ chọi: 1/12.42 (năm ngoái ngành Công nghệ thực phẩm tỉ lệ chọi: 1/30.09); ngành Khoa học đất và ngành Quản lý đất đai cũng có tỉ lệ chọi khá cao: 1/10.81. Một số ngành có tỉ lệ chọi cao khác là: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Khoa du lịch): 1/13.34; Sư phạm Hóa học: 1/11.53, Giáo dục tiểu học: 1/10.15 (Trường đại học Sư phạm); Khoa học môi trường: 1/11.44 (Trường đại học Khoa học).
Với số lượng 10.450 chỉ tiêu (nhiều hơn năm ngoái 1.630 chỉ tiêu), năm nay, Đại học Huế nhận được tổng cộng 59.631 hồ sơ đăng ký dự thi, tăng hơn 726 hồ sơ so với năm 2011. So với năm ngoái, Trường đại học Sư phạm là đơn vị có số lượng hồ sơ tăng nhiều nhất: 1.444 hồ sơ; trong khi đó, Trường đại học Khoa học lại có số hồ sơ đăng ký dự thi giảm nhiều nhất: 1.445 hồ sơ. Các trường, khoa có số lượng hồ sơ tăng trong năm nay là: Khoa Luật tăng 441 hồ sơ, Khoa Du lịch: 406 hồ sơ, Trường đại học Nông Lâm: 281 hồ sơ, Trường đại học Y Dược: 239 hồ sơ, và Trường đại học Ngoại ngữ 173 hồ sơ. Trường đại học Kinh tế, Khoa Giáo dục thể chất, Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị, Trường đại học Nghệ thuật có số lượng hồ sơ giảm lần lượt là: 530, 157, 79 và 47 hồ sơ.
Tỉ lệ “chọi” dù chỉ mang tính tham khảo nhưng cũng phản ánh phần nào xu hướng chọn trường, chọn ngành của thí sinh. Tuy nhiên. theo các chuyên gia tuyển sinh, số thí sinh trên thực tế đến dự thi sẽ thấp hơn số hồ sơ một cách đáng kể, thường chỉ vào trên 70% số đăng ký dự thi. Do vậy, để tránh bị dao động bởi tỉ lệ “chọi”, các thí sinh hãy quan tâm tới mức điểm chuẩn của các trường vốn đã ổn định qua nhiều năm để tránh tâm lý lo lắng không cần thiết, ảnh hưởng đến kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng đang đến rất gần.
Ngọc Hà
- Sinh năm "heo vàng", tỉ lệ chọi vào lớp 10 sẽ tăng? (21/05)
- Trường đại học Khoa học ký kết hợp tác với nhiều doanh nghiệp (21/05)
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ III: Hãy tin & hy vọng (21/05)
- Lập Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT đến cấp huyện: Chủ động xử lý trường hợp phát sinh (21/05)
- Nhu cầu tuyển dụng vượt hơn gấp đôi số sinh viên ra trường (21/05)
- Trao 32 suất học bổng AMA cho sinh viên Trường đại học Sư phạm (21/05)
- Nghiên cứu để cùng yêu thích và học tốt môn văn (21/05)
- Ngày hội việc làm lớn nhất từ trước đến nay của Trường ĐH Nông Lâm (20/05)
-
“Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ II: Vừa lòng kẻ tới, thỏa lòng người đi
- Giáo dục phổ thông mới ở A Lưới
- Cha mẹ phải là chỗ dựa tinh thần tin cậy cho con
- Xét tuyển học bạ năm 2022: Lưu ý về chỉ tiêu, điều kiện xét tuyển
- Sẵn sàng phương án trước những thay đổi về tuyển sinh
- Tái khởi động các sân chơi kỹ năng
- Giáo dục thể chất trong trường học: Không thể xem nhẹ
- Cần tìm hướng đi mới trong tuyển sinh ngành nghệ thuật, du lịch
- Đội tuyển toán có 100% học sinh đoạt giải quốc gia
- Hướng dẫn đặc biệt của Bộ GD&ĐT trước giờ 'G' đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2022
-
Cha mẹ phải là chỗ dựa tinh thần tin cậy cho con
- Gốm nhẹ không nung từ trấu và vỏ hàu
- Linh hoạt, thích ứng
- Tháo gỡ khó khăn trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
- Kiến thức giấy
- Trường đại học Sư phạm triển khai tốt công tác bồi dưỡng giáo viên
- Tuổi trẻ Trường đại học Nông Lâm chú trọng học tập và làm theo lời Bác
- Trao thưởng cho học sinh đoạt giải quốc gia năm học 2021-2022
- Không để các em ngại nói tiếng Việt
- Nhu cầu tuyển dụng vượt hơn gấp đôi số sinh viên ra trường
-
“Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ III: Hãy tin & hy vọng
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ II: Vừa lòng kẻ tới, thỏa lòng người đi
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ 1: Khung cửa hẹp & những bất ngờ
- Giáo dục phổ thông mới ở A Lưới
- Linh hoạt, thích ứng