27 thí sinh từ đậu thành rớt đại học
TTH - Sau hai ngày nhập học (10 và 11/9) tại các trường đại học thành viên Đại học Huế, đã có 27 thí sinh ngỡ ngàng trước thông tin mình từ đậu thành rớt đại học do... cộng sai điểm ưu tiên.
Ông Đỗ Văn Phòng, Phó Trưởng Ban công tác Học sinh Sinh viên Đại học Huế cho biết, trong 27 trường hợp này có 16 trường hợp là do ghi sai đối tượng ưu tiên và 11 trường hợp do sai khu vực ưu tiên (trong đó có 10 trường hợp sai do lỗi phần mềm của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có 1 trường hợp do thí sinh tự khai sai).
![]() |
Thí sinh làm thủ tục nhập học tại Trường đại học Sư phạm - Đại học Huế (ảnh mang tính minh họa) |
Giải thích nguyên nhân của các trường hợp từ đậu thành rớt này, ông Phòng cho biết, năm nay tất cả các trường đại học không thu hồ sơ trực tiếp của thí sinh mà thí sinh đăng ký và nộp về các sở giáo dục và đào tạo. Các sở có trách nhiệm nhập dữ liệu và chuyển về Bộ Giáo dục và Đào tạo. “Các trường đại học không trực tiếp thu hồ sơ nên trong quy chế Bộ nói rõ “thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực các thông tin trong hồ sơ đăng ký xét tuyển và hồ sơ đăng ký dự thi. Các trường có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không đảm bảo các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu với thông tin trong hồ sơ đăng ký xét tuyển và hồ sơ đăng ký dự thi với hồ sơ gốc” (điểm D khoản 2 điều 13 Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015). Điều này có nghĩa là, trước khi Đại học Huế báo gọi nhập học thì dữ liệu hoàn toàn do Bộ cung cấp và thí sinh tự khai, tự chịu trách nhiệm. Khác với trước đây khi thí sinh nộp hồ sơ vào Đại học Huế thì Đại học Huế phải kiểm tra trước khi lên danh sách. Nếu có điểm nào không đúng, chúng tôi sẽ điều chỉnh. Còn bây giờ trong tay Đại học Huế không có dữ liệu mà dữ liệu hoàn toàn do Bộ cung cấp. Do đó những trường hợp sai đối tượng đều không phải do lỗi của Đại học Huế”, ông Phòng nói.
Trước thắc mắc của nhiều thí sinh và phụ huynh là vì sao thí sinh sai đối tượng nhưng vẫn báo nhập học, ông Phòng lý giải: “Vì không những Đại học Huế mà các trường đều dựa trên cơ sở dữ liệu của Bộ đưa về để báo gọi nhập học chứ Đại học Huế không tự làm ra dữ liệu đó. Ví dụ thí sinh khai đối tượng 06, 01,... thì Đại học Huế sẽ báo đúng như vậy chứ trong tay Đại học Huế không có hồ sơ để kiểm chứng xem em đó có đúng đối tượng hay không. Tuy nhiên, hiện về đối tượng ưu tiên khu vực 1 có xảy ra sai sót do phần mềm của Bộ. Phần mềm này bị lỗi ở chỗ, tất cả thí sinh khu vực 1 Bộ đều gán theo hộ khẩu thường trú cho dù thí sinh đó học ở đâu. Lỗi này hoàn toàn do phầm mềm của Bộ và Bộ đã thừa nhận sai. Phương án giải quyết của Đại học Huế là: Trước lúc lên danh sách trúng tuyển, thí sinh nào có phản hồi lại với Đại học Huế là máy tính lên sai khu vực 1 cho mình thì Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế tư vấn cho thí sinh làm đơn điều chỉnh và chuyển thí sinh đó xuống ngành thấp hơn trong phiếu thí sinh đăng ký (khi bỏ khu vực 1 ra). Đối với những thí sinh biết máy tính lên sai khu vực cho mình mà không có phản hồi lại Đại học Huế thì khi đến đây, Đại học Huế giải quyết bằng cách cho làm đơn và chờ ý kiến của Bộ xem có được điều chỉnh hay không”.
“Còn với những trường hợp thí sinh ghi sai đối tượng ưu tiên thì phải chịu chứ Đại học Huế không cách gì giải quyết được”, PGS.TS. Lê Văn Anh, Phó Giám đốc Đại học Huế cho biết thêm.
Bài, ảnh: Ngọc Hà
- Các trường hợp thí sinh được đặc cách tốt nghiệp THPT năm 2022 (04/07)
- Tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2022 (04/07)
- Tuyển sinh đại học 2022: “Khởi động” cùng thí sinh (03/07)
- Rớt trường công, hàng nghìn học sinh chọn học trường nghề (02/07)
- Trường ĐH Nông Lâm trao bằng cho 652 tân kỹ sư và bác sĩ thú y (01/07)
- Gần 900 thí sinh đạt kết quả sơ tuyển theo phương thức riêng của ĐH Huế (01/07)
- Điểm chuẩn xét học bạ của các đơn vị đào tạo thuộc đại học Huế tăng (01/07)
- Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 (30/06)
-
Tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2022
- Điểm chuẩn xét học bạ của các đơn vị đào tạo thuộc đại học Huế tăng
- Gắn kiểm định với cải tiến chất lượng
- Cảng hàng không, hãng bay hỗ trợ vận chuyển đề thi tuyển sinh đại học
- Ngày hội áo dài cộng đồng dành cho học sinh tiểu học
- Trải nghiệm văn hóa Huế theo hướng giáo dục STEAM của hai bạn trẻ
- Trắc trở khi phổ cập bơi cho học sinh
- Môn chính và môn phụ
- Thi tốt nghiệp THPT 2022: Tổ hợp khoa học xã hội chiếm ưu thế
- Không thể thả nổi giá sách giáo khoa
-
Trường ĐH Nông Lâm trao bằng cho 652 tân kỹ sư và bác sĩ thú y
- “Cửa’’ vẫn rộng cho học sinh trượt lớp 10 công lập
- Gắn kiểm định với cải tiến chất lượng
- Điểm trúng tuyển phương thức xét học bạ của ĐH Huế từ 18 - 27.5 điểm
- Đào tạo theo đơn đặt hàng doanh nghiệp: Hiệu quả nhưng chưa thể nhân rộng
- Điểm chuẩn xét học bạ của các đơn vị đào tạo thuộc đại học Huế tăng
- Gần 900 thí sinh đạt kết quả sơ tuyển theo phương thức riêng của ĐH Huế
- Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu
- Rớt trường công, hàng nghìn học sinh chọn học trường nghề
- Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022