ClockThứ Tư, 24/08/2016 08:39

3 điểm phần trăm và động lực

TTH - Giảm 3 điểm phần trăm thuế suất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) - từ 20% xuống còn 17% trong khoảng thời gian từ 2017 đến 2020 là một dự thảo đang được Bộ Tài chính hoàn thiện để trình Chính phủ trong tháng 8 này. Mục đích của đề xuất này không có gì khác hơn là nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

Vấn đề là ở chỗ, hiện số DNVVN chiếm tỷ lệ trên 86% tổng số doanh nghiệp của cả nước nhưng tỷ trọng đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách không lớn. Trong 2 năm 2014 và 2015, số thu thuế của khối doanh nghiệp này được xác định vào khoảng 2.746 tỷ đồng/năm. Nếu giảm 3 điểm phần trăm thì cũng sẽ tương đương với khoản giảm thu vào khoảng trên 82,3 tỷ đồng/năm. Chính vì thế, theo Vụ Chính sách thuế của Bộ Tài chính, giải pháp này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến số thu ngân sách. Mặt tích cực của đề xuất giảm thu thuế này sẽ giúp các DNVVN – đối tượng vốn có nguồn vốn mỏng và thường chịu nhiều áp lực rủi ro nhất – có thêm điều kiện để tích lũy, tăng khả năng tái đầu tư để phát triển, đồng thời có thêm năng lực cạnh tranh.

Cũng cần phải nói thêm là việc thay đổi tiêu chí xác định DNVVN cũng đang được chờ đợi từ dự thảo Luật hỗ trợ DNVVN mà Bộ Kế hoạch – Đầu tư sẽ trình Quốc hội kỳ họp vào tháng 10 tới đây. Theo đó, các doanh nghiệp có doanh thu 100 tỷ đồng trở xuống sẽ được xác định là DNVVN; và nếu tiêu chí này được thông qua, 95,2% số doanh nghiệp của cả nước là DNVVN; và 8.710 tỷ đồng sẽ là khoản đóng góp vào ngân sách hàng năm của 95,2% số doanh nghiệp này. Theo Bộ Tài chính, nếu chính sách giảm thuế được áp dụng ở khối này, ngân sách hàng năm sẽ giảm thu vào khoảng 1.500 tỷ đồng. Cũng theo Bộ Tài chính, đây là vấn đề cần được nhìn nhận và thông qua để các DNVVN vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất và mang lại những lợi ích kinh tế xã hội cao hơn.

Xét riêng trên địa bàn Thừa Thiên Huế, nếu được đưa vào thực thi, đội ngũ các DNVVN sẽ có thêm điều kiện và cơ hội để tái đầu tư và tăng năng lực sản xuất. Hơn nữa, đặt trong mối tương quan chung, đa phần doanh nghiệp của tỉnh là DNVVN, thậm chí siêu nhỏ. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Thừa Thiên Huế, đến cuối năm 2015, toàn tỉnh có 5.900 DN đăng ký kinh doanh, trong đó tỷ lệ doanh nghiệp lớn (có vốn trên 100 tỷ) chỉ 1%, doanh nghiệp vừa và nhỏ (vốn dưới 100 tỷ) 54%, doanh nghiệp siêu nhỏ (vốn dưới 1 tỷ) 45%. Cập nhật 6 tháng đầu năm 2016, có thêm 275 doanh nghiệp đăng ký mới, tăng 3% so với cùng kỳ song chất lượng doanh nghiệp gần như cũng không mấy thay đổi.

Chính vì thế, mặc dù đang còn chờ đợi, song khối DNVVN của cả nước nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng vẫn đang kỳ vọng về một sự thay đổi trong chính sách thuế.

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Hoãn đấu thầu vàng: Doanh nghiệp không mặn mà hay đang 'nghe ngóng'?

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định nên Ngân hàng Nhà nước đã hủy thông báo đấu thầu vàng vào 10h sáng nay (ngày 22/4); đồng thời, công bố sẽ triển khai đấu thầu vàng miếng vào sáng mai, thứ Ba, 23/4.

Hoãn đấu thầu vàng Doanh nghiệp không mặn mà hay đang nghe ngóng
Doanh nghiệp du lịch 'khóa sổ' tour đi Điện Biên

Theo đại diện các công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh, nhu cầu đi du lịch Điện Biên trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 nhân kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đang tăng cao và các đường tour du lịch đến Điện Biên hiện đã kín chỗ. Vì vậy, hầu hết các công ty du lịch đã có thông báo ngưng nhận khách.

Doanh nghiệp du lịch khóa sổ tour đi Điện Biên
Return to top