ClockThứ Hai, 25/02/2019 20:20

3 nước châu Á lọt top 10 các quốc gia khoẻ mạnh nhất thế giới

TTH - Theo danh sách Các quốc gia Khoẻ mạnh nhất thế giới năm 2019 vừa được Bloomberg công bố, xếp hạng 169 nền kinh tế theo các yếu tố tác động đến sức khỏe tổng thể, Tây Ban Nha đã vượt Ý để trở thành quốc gia khỏe mạnh nhất thế giới.

Các quốc gia châu Á đẩy mạnh chống ô nhiễm không khí độc hại

Tây Ban Nha là quốc gia có người dân khoẻ mạnh nhất thế giới. Ảnh: The Times

Đáng chú ý, châu Á có 3 nước nằm trong top 10, bao gồm Nhật Bản – quốc gia đã tiến 3 bậc so với cuộc khảo sát năm 2017 lên vị trí thứ 4 và thay thế Singapore, giảm xuống thứ 8, trong khi Israel cũng tụt 1 bậc xuống vị trí cuối cùng trong top 10. Bốn quốc gia châu Âu khác nằm trong top 10 năm 2019 là Iceland (đứng thứ 3), Thụy Sĩ (thứ 5), Thụy Điển (thứ 6) và Na Uy (thứ 9).

Chỉ số xếp hạng các quốc gia dựa trên các biến số bao gồm tuổi thọ của người dân, cũng như đánh giá các rủi ro như sử dụng thuốc lá và béo phì, song song với các yếu tố môi trường khác như việc tiếp cận với nước sạch và vệ sinh.

Theo dữ liệu của LHQ, Tây Ban Nha có tuổi thọ cao nhất trong số các quốc gia thuộc EU và chỉ xếp sau Nhật Bản và Thụy Sĩ. Đến năm 2040, Tây Ban Nha được dự báo sẽ có tuổi thọ cao nhất toàn cầu, gần 86 tuổi, tiếp sau đó là Nhật Bản, Singapore và Thụy Sĩ, Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe của Đại học Washington ước tính.

Thói quen ăn uống

Các nhà nghiên cứu cho biết thói quen ăn uống có thể là nguyên nhân cho tình trạng sức khỏe của người Tây Ban Nha và người Ý, vì chế độ ăn Địa Trung Hải, được bổ sung dầu ô liu hoặc các loại hạt, có tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch cao hơn so với chế độ ăn kiêng giảm mỡ của Tây Ban Nha.

Trong khi đó ở Bắc Mỹ, Canada xếp thứ 16 vượt xa Mỹ và Mexico, khi 2 quốc gia này lần lượt tụt nhẹ xuống vị trí thứ 35 và 53. Tuổi thọ ở Mỹ đang có xu hướng giảm dần do tử vong vì ma túy quá liều và tự tử.

Cuba được đánh giá cao hơn Mỹ 5 bậc, khiến nước này trở thành quốc gia duy nhất không được Ngân hàng Thế giới xếp vào loại "thu nhập cao" được xếp hạng cao như vậy. Một lý do cho sự thành công của quốc đảo này có thể là sự chú trọng vào việc chăm sóc phòng ngừa, trong khi Mỹ lại tập trung vào chẩn đoán và điều trị bệnh.

Cũng theo bảng xếp hạng của Bloomberg, Hàn Quốc đã tăng 7 bậc lên thứ 17 trong khi Trung Quốc, nơi có 1,4 tỷ người, tăng 3 bậc lên 52. Tuổi thọ ở Trung Quốc cũng đang trên đà vượt mặt Mỹ vào năm 2040, theo Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe.

Tố Quyên

(Lược dịch từ Bloomberg)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực

Vào mùa xuân hàng năm, hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) được tổ chức tại tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Năm nay, chủ đề của diễn đàn là “châu Á và thế giới: Những thách thức chung, trách nhiệm chung”. Các chuyên gia nhận định đây là một chủ đề rất phù hợp với thời cuộc.

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực
Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I/2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

Dữ liệu cho thấy các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hỗ trợ bằng vốn cổ phần tư nhân (PE) ở châu Á dự kiến sẽ có giai đoạn đầu năm tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, do hoạt động giao dịch ở Trung Quốc tạm lắng và những bất ổn kinh tế, địa chính trị lan rộng hơn đã tác động đến tâm lý thị trường.

Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I 2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015
Return to top