Thế giới Thế giới
4 triệu người dân Zimbabwe cần viện trợ lương thực sau hạn hán
TTH - Số người Zimbabwe cần viện trợ lương thực tăng lên đến 4 triệu người trong bối cảnh quốc gia Nam Phi này đang phải vật lộn với đợt hạn hán tồi tệ nhất trong hơn 2 thập kỷ qua, một tờ báo nhà nước cho biết hôm 15/3.
Người dân nhận khẩu phần ăn hàng tháng do Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc cung cấp ở Masvingo, Zimbabwe. Ảnh: Reuters
Hiện tượng El Nino gây ra hạn hán tồi tệ đã ảnh hưởng nặng nề lên Zimbabwe. Hồi tháng trước, nước này kêu gọi khoản viện trợ 1,6 tỷ USD để giúp chi trả cho ngũ cốc và các loại thực phẩm khác.
“Số lượng các hộ gia đình dễ bị tổn thương cần được hỗ trợ lương thực có thể lên đến 4 triệu người”, Bộ trưởng về Dịch vụ công cộng, Lao động và Phúc lợi xã hội của Zimbabwe, bà Prisca Mupfumira nói với tờ Herald.
Bà Mupfumira cho hay, kho dự trữ ngô của Chính phủ có 91.326 tấn ngô tính đến ngày 10/3, chỉ đủ để kéo dài trong vòng 3 tháng.
Chính phủ đã ban hành giấy phép cho các doanh nghiệp tư nhân để nhập khẩu ngũ cốc, trong khi Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc đang cung cấp lương thực cho 1 triệu người.
Theo nguồn tin nói trên, nông dân Zimbabwe mất gia súc và cây trồng do hạn hán kéo dài, thậm chí sự mất mát này có thể còn tồi tệ hơn trong năm nay.
Được biết, hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino cũng gây ra tình trạng thiếu hụt lượng mưa ở các nước khác trong khu vực, bao gồm Nam Phi, nhà sản xuất ngô lớn nhất của châu lục này.
LÊ THẢO (Lược dịch từ Reuters & Dailymail)
- ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027 (05/02)
- Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững (05/02)
- ASEAN+3 thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững (05/02)
- UNICEF: 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023 (05/02)
- Indonesia sẵn sàng tổ chức đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (04/02)
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm (04/02)
- Hướng tới hệ thống an ninh toàn cầu bình đẳng (04/02)
- Đối thoại quốc gia toàn diện là chìa khóa để giải quyết vấn đề ở Myanmar (04/02)
-
ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027
- Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững
- ASEAN+3 thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững
- Indonesia sẵn sàng tổ chức đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm
- Hướng tới hệ thống an ninh toàn cầu bình đẳng
- Đối thoại quốc gia toàn diện là chìa khóa để giải quyết vấn đề ở Myanmar
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- Hongkong ưu đãi 500.000 vé máy bay miễn phí cho du khách nước ngoài
- EU có thể tài trợ 50% cho đường ống dẫn khí giữa Tây Ban Nha và Pháp
-
Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày
- Lào tiếp tục trong danh sách các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất
- Indonesia bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023
- Mỹ: Cựu Tổng thống D.Trump khởi động chiến dịch tái tranh cử
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
- Việt Nam sẽ dự Diễn đàn du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia
- Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương