ClockThứ Năm, 17/05/2018 19:30

45.000 con trâu bò được tiêm phòng lở mồm long móng

TTH.VN - Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh triển khai kế hoạch tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng đợt I năm 2018.

Theo đó, 100% số gia súc trong diện tiêm trên địa bàn tỉnh ở vùng dịch, vùng khống chế và vùng đệm theo Quyết định số 1037/QĐ-UBND ngày 17/5/2016 của UBND tỉnh sẽ được tiêm phòng. Số lượng gia súc được tiêm trong mỗi đợt khoảng 45.000 con trâu, bò. Thời gian tiêm phòng từ 10/5 đến 10/6 và tiêm bổ sung cho gia súc mới chưa được tiêm phòng trong đợt chính theo quy trình: tiêm 2 lần cách nhau 28 ngày sau đó tiêm nhắc lại mũi thứ 3 sau 6 tháng.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tiến hành tập huấn cho người thực hiện tiêm phòng về phòng chống dịch lở mồm long móng trên gia súc năm 2018 cấp tỉnh, huyện, xã; kỹ thuật tiêm phòng, cách sử dụng, bảo quản vắc xin đối với người tham gia tiêm phòng nhưng chưa qua tập huấn.

Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Một bé gái bị chó cắn phải khâu 50 mũi

Chiều ngày 14/3, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 cho biết đang tiếp nhận điều trị một bệnh nhi (BN) bị chó cắn nghiêm trọng phải khâu 50 mũi, trong đó có nhiều vết thương ở mặt.

Một bé gái bị chó cắn phải khâu 50 mũi
Tiêm phòng dại tăng, cần quản lý tốt vật nuôi

Sau tết Nguyên đán, số người đến tiêm vắc-xin phòng dại tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh tăng đột biến. Điều đáng lo ngại là hiện nay, một số người dân vẫn áp dụng đặt ngọc, đắp lá thuốc thay vì điều trị dự phòng bằng vắc-xin…

Tiêm phòng dại tăng, cần quản lý tốt vật nuôi
Uốn ván – hiểu để cảnh giác

Bệnh uốn ván là một bệnh cấp tính do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván, phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Các triệu chứng của bệnh được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân.

Uốn ván – hiểu để cảnh giác
Return to top