Y tế - Sức khỏe Y tế - Sức khỏe
5 lưu ý đặc biệt khi ăn lẩu
TTH - Nếu ngồi lâu quá một tiếng đồng hồ, bạn nên thay nước lẩu vì lúc đó nó đã chứa nhiều chất nitrit gây ung thư cùng những chất có hại khác.
Vào mùa thu và mùa đông, món lẩu đặc biệt được mọi người yêu thích. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để không ảnh hưởng sức khỏe.
Đừng ăn quá nóng
Người ta thường nói ăn lẩu “một nóng đánh bại ba tươi”, có nghĩa là phải thật nóng, yếu tố nóng quyết định vị ngon của lẩu hơn cả yếu tố rau tươi, thịt tươi. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoang miệng, niêm mạc dạ dày và thực quản chỉ có thể chấp độ nóng cao nhất là 50 - 60 độ C, trong khi nhiệt độ của nồi lẩu lên tới 120 độ C. Việc ăn ngay thực phẩm vừa được đun sôi rất dễ làm tổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản. Cùng với nhiều gia vị cay mang tính kích thích, nó dễ gây viêm loét đường tiêu hóa.
Chuyên gia nhắc nhở: Duy trì "ba tươi", từ bỏ "một nóng". Thức ăn lấy từ trong nồi ra nên cho vào một cái đĩa để nguội bớt rồi mới ăn. Những người mắc bệnh đường tiêu hóa khi ăn lẩu nên cho ít ớt.
Đừng ăn tái
Ăn đồ chưa chín hẳn hoặc tươi sống là một trong những lý do khiến mọi người thích lẩu. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Thực phẩm tươi sống và tái chưa tiêu diệt được hết vi khuẩn và ký sinh trùng, dễ gây nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Chuyên gia nhắc nhở: Chấp nhận hy sinh một ít hương vị để thức ăn chín hẳn. Nhưng nếu là rau xanh thì không nên để quá lâu.
Thay nước lẩu nếu ăn lâu
Rất nhiều người cho rằng, nước lẩu là tập hợp tinh hoa từ các thực phẩm khác nhau, ngon và bổ dưỡng, nhưng thực tế không phải như vậy. Nồi lẩu sôi đi sôi lại thì vitamin và các yếu tố có lợi khác đã bị phá hủy, trong khi lượng chất béo bão hòa, natri, purine và các thành phần gây hại khác sẽ tăng cao, là nguy cơ gây béo phì, xơ vữa động mạch, gout, tiểu đường hoặc một số bệnh khác. Nếu trong lúc ăn lẩu còn uống bia, rượi thì hại càng thêm hại.
Chuyên gia nhắc nhở: Nên uống ít nước lẩu và nên uống khi mới nấu. Khi nồi lẩu nấu quá 60 phút, nó sẽ chứa rất nhiều nitrit, nếu muốn ngồi tiếp thì nên thay nước lẩu.
Lưu ý thời gian
Việc ăn lẩu kéo dài trong vòng mấy tiếng đồng hồ sẽ làm tăng cao lượng cholesteron trong máu, nếu ăn quá lâu sẽ dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa.
Chuyên gia nhắc nhở: Nên ăn trong vòng hai giờ trở lại. Ăn lẩu một tuần không nên quá một lần, cần cân bằng lượng rau và lượng thịt.
Cách ăn lẩu tránh bị nóng
Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, lúc chọn thực phẩm cho nồi lẩu, bất luận là rau hay thịt, điều quan trọng nhất là phải tươi, ngon. Ngoài thịt bò, lợn, gà, cá, đừng quên các loại rau mát như cải chíp, cải xoong, rau muống… Nếu ăn được vị đắng thì có thể chọn mướp đắng. Trong nồi lẩu nên cho ít ngó sen, không những giúp cân bằng dinh dưỡng mà còn để giải nhiệt. Cho thêm đậu phụ cũng là cách bổ sung dinh dưỡng và giải nhiệt tốt.
Theo Đất Việt
- Không để bệnh nhân tự mua thuốc, vật tư y tế (25/03)
- Chăm sóc người cao tuổi theo phương pháp Nhật Bản (24/03)
- Lấy sỏi 8mm trong ống mật chủ cho bệnh nhi 6 tuổi (24/03)
- Đề nghị đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở khu công nghiệp và Đại học Huế (24/03)
- Phát hiện sớm và điều trị kịp thời để chấm dứt bệnh lao (24/03)
- “Vâng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao!” (24/03)
- Như thế nào gọi là ngộ độc clostridium botulinum (23/03)
- Bộ Y tế đề nghị tăng cường phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm (23/03)
-
Đề nghị đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở khu công nghiệp và Đại học Huế
- Phát hiện sớm và điều trị kịp thời để chấm dứt bệnh lao
- Bộ Y tế đề nghị tăng cường phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm
- Hướng đến loại trừ sốt rét tại Việt Nam vào năm 2030
- Kế hoạch triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023
- Y tế Hương Thủy cần tạo đột phá để xứng đáng hơn nữa với kỳ vọng
- Sửa đổi quy định về đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập
- Khám, tầm soát bệnh Glôcôm miễn phí cho hàng trăm người
- Bộ trưởng Bộ Y tế: Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới
- Chủ động phòng bệnh cúm
-
Bộ Y tế yêu cầu giám sát chặt dịch bệnh nguy hiểm Marburg
- Dịch sốt xuất huyết “vào mùa”, số ca mắc mới của cả nước tăng gấp đôi
- Nhu cầu sử dụng máu nhóm hiếm tăng cao
- Khám, cấp thuốc miễn phí cho 200 người dân vùng khó khăn
- Kế hoạch triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023
- Hướng đến loại trừ sốt rét tại Việt Nam vào năm 2030
- Bộ Y tế đề nghị tăng cường phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm
- Như thế nào gọi là ngộ độc clostridium botulinum
- “Vâng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao!”
- Đề nghị đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở khu công nghiệp và Đại học Huế
- Nhà hàng tổ chức tiệc tất niên cuối năm
- Mua ngay deal kichi kichi giảm giá
- Review Lẩu Manwah
- Nhà cung cấp Viên thả lẩu Toàn quốc