ClockThứ Năm, 03/12/2015 15:06

5 nhiệm vụ trọng tâm để tạo bước đột phá phát triển kinh tế - xã hội

TTH.VN - Đó là một trong những nội dung quan trọng tại Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ hai, khóa XV khai mạc vào sáng 3/12. Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao đồng chủ trì hội nghị. 

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu nhấn mạnh: Đây là hội nghị đầu tiên chúng ta triển khai cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh và bàn về kinh tế - xã hội trong nhiệm kỳ mới, với quyết tâm đổi mới tư duy phát triển, nhằm tạo bước đột phá ngay từ năm đầu tiên, tào đà, tạo thế cho việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết đã đề ra.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao chủ trì và điều hành hội nghị

Đề nghị Tỉnh ủy trên cơ sở Tờ trình của Ban Thường vụ, Báo cáo của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh và tình hình thực tiễn của các ngành, các địa phương, đơn vị tập trung thảo luận, phân tích chỉ ra những tồn tại, hạn chế và dự báo những khả năng sắp tới.

Tỉnh ủy cần cho ý kiến về mục tiêu, các chỉ tiêu chủ yếu và những nhiệm vụ, giải pháp; nhất là các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành trong năm 2016.

Trình bày Tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao khái quát tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; đồng thời, khẳng định: Năm 2016 đề nghị Tỉnh ủy chọn chủ đề “Năm doanh nghiệp”, nhằm tập trung thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế, nhất là tận dụng các ưu đãi khi gia nhập TPP.

Muốn vậy, Tỉnh ủy tập trung thảo luận, cho ý kiến về 5 nhiệm vụ trọng tâm để tạo bước đột phá phát triển kinh tế - xã hội. Đó là, nguồn lực triển khai tuyến đường Huế - Thuận An, xây dựng đề án mở rộng đô thị về phía Thuận An, tạo động lực phát triển đô thị trong tương lai; phát triển công nghiệp để khắc phục nguy cơ tụt hậu; phát triển du lịch xứng tầm ngành kinh tế mũi nhọn; đổi mới, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư; quyết liệt hơn nữa trong cải cách hành chính; đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng…

Trên cơ sở đó, hội nghị dành phần lớn thời gian để tập trung thảo luận, phân tích, làm rõ, đề ra các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.

 Đại biểu Phạm Văn Hùng, TUV, Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo phát biểu đóng góp ý kiến trong phần thảo luận

Mở đầu cho phiên thảo luận buổi sáng, đại biểu Nguyễn Văn Phương, TUV, Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư đề xuất: Cần tập trung các nguồn lực để duy trì các chuyến bay ở Sân bay Phú Bài. Để thu hút nguồn thu, tỉnh cần xác định, Bia Huda vẫn là nguồn đóng góp quan trọng cho ngân sách của tỉnh. Những dự án lớn trên 5.000 tỷ tỉnh cần chỉ đạo quyết liệt, tập trung giải quyết để tiếp nhận, duy trì các dự án lớn.

Đại biểu Phan Tiến Dũng, TUV, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao – Du lịch cho rằng: Tỉnh có nhiều tài nguyên, nhưng phân tán, phát huy chưa hiệu quả. Chúng ta chưa có một đầu tàu lớn về lữ hành, dịch vụ du lịch, tổ chức chưa chuyên nghiệp làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Giải pháp là tập trung du lịch cộng đồng; ưu tiên hoàn thiện các công trình điểm di tích để tạo sức cạnh tranh với các địa phương khác trong vùng; hệ thống đầm phá các địa phương tập trung làm quyết liệt hơn. Cần tập trung thí điểm những nơi làm du lịch biển chuyên nghiệp, kiểu mẫu; bãi đậu xe cũng cần phải đặt ra ngay từ bây giờ và làm quyết liệt để phát triển.

Trước những vấn đề khó trong phát triển du lịch mà đại biểu Phan Tiến Dũng chỉ ra, Bí thư Tinh ủy Lê Trường Lưu đặt câu hỏi: Sản phẩm du lịch nghèo nàn của tỉnh kỳ họp nào cũng nói. Vậy trách nhiệm địa phương và ngành văn hóa đến đâu. Làng cổ Phước Tích có phát triển được, mô hình hoạt động du lịch Cầu ngói Thanh Toàn có tiếp tục phát triển không? Nếu cứ nêu chung chung thì không giải quyết được, phải bàn cụ thể để có những cơ chế, chính sách.

Tiếp lời, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao đặt vấn đề: Chúng ta có cách gì để phát triển du lịch, có cách gì để phát triển du lịch lữ hành và phải làm như thế nào mới là điều đáng bàn.

Với trách nhiệm của một đơn vị lớn trong ngành bảo tồn, phát triển du lịch, đại biểu Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố Đô Huế phát biểu: Chúng ta cần có những công trình trọng diểm, có dấu ấn để phát triển du lịch. Tin rằng, sau 2020, các công trình tiêu biểu trong Đại Nội là điều kiện để thu hút du lịch. Kết nối với các tour lữ hành, nhưng phải chọn các đơn vị lữ hành có kinh nghiệm, uy tín. Muốn vậy, phải có chính sách ưu tiên về thủ tục, đổi mới mô hình hoạt động di tích.

Đại biểu Phạm Văn Hùng, TUV, Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo xác định: Cần có quy hoạch chi tiết tổng thể bãi biển Thuận An và kêu gọi đầu tư để khai thác hiệu quả hơn. Du lịch văn hóa là nét đặc trưng, cần phải đẩy mạnh, giải quyết những nét đặc sắc xanh, sạch, đẹp không để tình trạng đeo bám, chèo kéo khách. Bên cạnh đó, cần giải quyết sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị du lịch, nên phát triển hài hòa giữa du lịch dịch vụ và vùng công nghiệp.

Đại biểu Trần Ngọc Nam, TUV, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ chỉ rõ: Chúng ta cần xác định phải tháo gỡ vấn đề gì cho doanh nghiệp. Để đạt hiểu quả cao, cần xác định vấn đề mũi nhọn, cốt lõi để thực hiện, tạo bước đột phá. Doanh nghiệp phát triển sẽ kéo theo kinh tế - xã hội tỉnh nhà phát triển. Nếu xác định phát triển du lịch là mũi nhọn trong năm tới, thì phải huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Hướng phát triển về Thuận An là một chủ trương cần khẩn trương thực hiện. Du lịch Huế mà bắt chước thì thất bại, phải có sự khác biệt mới mang lại hiệu quả.

Liên quan đến sự phát triển du lịch tại địa phương, đại biểu Lê Thanh Hải, TUV, Bí thư Huyện ủy Phú Vang khẳng định: Địa phương có bãi biển Thuận An. Những năm vừa qua tập trung quan tâm đầu tư phát triển Thuận An nhưng chưa tương xứng. Chúng tôi khẳng định, chấn chỉnh lại việc phát triển dịch vụ bãi tắm. Chúng tôi hứa sắp xếp lại để thu hút khách du lịch; phối hợp ngành du lịch mở các tour du lịch. Đề nghị tỉnh đầu tư, hỗ trợ kinh phí giải quyết hạ tầng ở khu thị trấn Thuận An. Một trong những vấn đề nông nghiệp hiện nay là phải kiện toàn lại, nhất là các HTX kiểu mới để giúp người dân phát triển nông nghiệp. 

Đại biểu Nguyễn Duy Thăng, TUV, PGĐ Bệnh viện TƯ Huế đề xuất ý kiến

“Phát triển công nghiệp, doanh nghiệp cũng là phát triển kinh tế. Vấn đề cốt lõi nhất là cải cách thủ tục để thu hút đầu tư. Thường vụ cũng là một “tư lệnh trưởng” để tháo gỡ khó khăn, thủ tục, cơ chế để các “tư lệnh” đơn vị, ngành quyết tâm thực hiện đạt hiệu quả cao trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2016. Nói gì thì nói, vấn là quan tâm nhất vẫn là cải cách hành chính. Mỗi người ngồi trong hội nghị này là một “bộ ngoại giao” để kêu gọi đầu tư đến với tỉnh”, đại biểu Nguyễn Duy Thăng, TUV, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đề xuất cuối cùng, kết thúc phần thảo luận buổi sáng của các đại biểu.  

Chiều nay, hội nghị tiếp tục làm việc với phần thảo luận về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.

Tiếp tục làm việc với phần thảo luận về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.

Anh Phong
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Áp dụng các chính sách, tăng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập

Chiều 25/4, Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do UVTW Đảng, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ băn Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023.

Áp dụng các chính sách, tăng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị

Ngày 25/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Hội LHPN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trao tặng “Mái ấm tình thương” trong Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tổng trị giá hơn 600 triệu đồng.

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị
Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại xã Lộc Sơn

Sáng 25/4, ông Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp công dân tại xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc. Cùng dự buổi tiếp công dân có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân; lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Phú Lộc và một số phòng, ban liên quan.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại xã Lộc Sơn
Return to top