ClockThứ Hai, 29/08/2016 13:08

5 triệu đồng/lần thẩm định cấp giấy chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp

Đây là mức thu đang được đưa ra lấy ý kiến tại dự thảo Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp do Bộ Tài chính soạn thảo.

Hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp đang gây nhiều tranh cãi trong xã hội

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để thay thế Thông tư số 197/2014/TT-BTC ngày 18/12/2014.

Theo dự thảo, doanh nghiệp bán hàng đa cấp khi nộp hồ sơ đề nghị cấp mới, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải nộp phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

Mức thu phí thẩm định được đề xuất như sau: Đối với trường hợp cấp mới, gia hạn Giấy chứng nhận là 5 triệu đồng/1 lần thẩm định còn đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận thì mức phí là 3 triệu đồng/1 lần thẩm định.

Như vậy, so với quy định hiện hành tại Thông tư 197 thì mức phí thẩm định được đề xuất giữ nguyên. Tuy nhiên, dự thảo này không đề cập đến việc thu lệ phí khi cấp mới, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Hiện theo Thông tư 197 thì lệ phí cấp mới, gia hạn Giấy chứng nhận là 400.000 đồng/1 giấy chứng nhận; lệ phí sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận là 200.000 đồng/1 giấy chứng nhận.

Dự thảo này cũng nêu rõ, tổ chức thu phí được để lại 90% tổng số tiền phí thu được để trang trải chi phí phục vụ thẩm định, thu phí theo quy định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí. Số tiền phí còn lại (10%), tổ chức thu phí nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, mục, tiểu mục tương ứng của mục lục ngân sách Nhà nước.

Hiện tại, dự thảo này đang được Bộ Tài chính đăng tải lấy ý kiến góp ý trên Cổng thông tin điện tử của bộ.

Kinh doanh đa cấp đang gây ra nhiều tranh cãi trong xã hội, nhất là thời gian vừa qua liên tục xảy ra nhiều vụ lừa đảo quy mô lớn liên quan đến "đa cấp biến tướng" bị phát giác. Cho đến nay, Việt Nam có hơn 60 doanh nghiệp được cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, chủ yếu tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, với hơn 1 triệu người tham gia mạng lưới này.

Mặc dù số lượng doanh nghiệp được cấp phép không phải là nhiều song vẫn có tình trạng doanh nghiệp hoạt động "chui" trong lĩnh vực này. Mới đây, Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) vừa công bố danh sách cập nhật các doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp chưa đăng ký. Danh sách này bao gồm 16 doanh nghiệp kinh doanh đa cấp hoạt động tại nhiều tỉnh thành trên cả nước như: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu...

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tập trung cao độ trong tháng cuối giải ngân vốn đầu tư công

Chỉ còn đúng 1 tháng nữa là kết thúc thời điểm giải ngân vốn đầu tư công của năm 2023 theo quy định, vì thế áp lực đang rất lớn bởi hiện vẫn còn nhiều bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn trung bình của cả nước.

Tập trung cao độ trong tháng cuối giải ngân vốn đầu tư công
Tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách Nhà nước

Thông tin về tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) đến giữa tháng 6, Bộ Tài chính cho biết, tổng thu cân đối NSNN lũy kế đến ngày 15/6/2023 ước đạt 810,2 nghìn tỷ đồng, bằng 50% dự toán. Trong đó, số thu ngân sách trung ương ước đạt 53,3%, số thu ngân sách địa phương ước đạt 46,2% dự toán.

Tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách Nhà nước

TIN MỚI

Return to top