ClockThứ Bảy, 13/12/2014 05:06

50 năm ấy biết bao nhiêu tình

TTH - Trải qua nửa thế kỷ, các thế hệ cán bộ chiến sĩ An ninh vũ trang (ANVT), Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) trước đây và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế ngày nay nối tiếp nhau viết nên trang sử truyền thống hào hùng. Đó là luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân, dựa vào dân, nhờ Nhân dân che chở đùm bọc nuôi dưỡng để chiến đấu...

BĐBP tỉnh phát huy truyền thống, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác đặc biệt

Cuối năm 1964, để bảo vệ Tỉnh ủy Thừa Thiên miền Tây, An ninh vũ trang phân đội 3 được tách từ phân đội 319 bảo vệ Khu ủy Trị Thiên vào làm nòng cốt bảo vệ căn cứ chiến khu. Từ khi có an ninh vũ trang (ANVT), phát triển thêm lực lượng bảo vệ hành lang đưa đón cán bộ từ miền Tây lên xuống đồng bằng vùng địch chiếm đóng, lập các đội vũ trang ở các huyện bám đất, bám dân, diệt ác phá kìm. Năm 1967, được chi viện của Công an Nhân dân Vũ trang (CANDVT) miền Bắc vào Khe Trái, Hương Trà, thành lập tiểu đoàn trinh sát vũ trang từ H1 đến H5. Mặc dầu lực lượng còn mỏng, nằm trong đội hình an ninh Thừa Thiên nhưng các chiến sĩ ANVT luôn dũng cảm kiên cường hiệp đồng chặt chẽ lập công xuất sắc, tham gia tiến công nổi dậy làm chủ thành Huế Xuân 1968. Tiêu biểu có các anh hùng LLVTND Đỗ Nam, Nguyễn Đình Xướng, Trần Phong, Hoàng Thúc Bảo, Nguyễn Thị Lài… Năm 1973, ,Ban chỉ huy ANVT Thừa Thiên Huế được thành lập, có cơ quan Tham mưu, Chính trị, Trinh sát, Hậu cần về sát vùng ven để bám nắm cơ sở tham gia giải phóng Thừa Thiên Huế 26-3-1975.

Kỷ niệm chặng đường 50 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành (15-12-1964 – 15-12-2014), mỗi cán bộ chiến sĩ BĐBP Thừa Thiên Huế càng đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động phát huy truyền thống bằng những việc làm thiết thực giữ vững kỷ cương của năm điều lệnh huấn luyện chiến đấu, nề nếp chính quy; sống có tình thương bằng đóng góp xây dựng 40 nhà đồng đội, góp quỹ hiếm muộn, ngân hàng bò, nhà nhân ái cho dân nghèo biên giới; đề cao trách nhiệm Đảng tin dân mến, thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập QĐNDVN với chủ đề “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”.

Sau ngày quê hương được hoàn toàn giải phóng, Ban chỉ huy về đóng trụ sở ở số 3 - Lam Sơn TP Huế, cơ sở chi khu sắc tộc ngụy (nay ở số 7 Điện Biên Phủ). ANVT Thừa Thiên Huế vừa tham gia tiếp quản bảo vệ vùng mới giải phóng, vừa cử các phân đội lên rừng xuống biển thành lập đồn trạm Biên phòng bảo vệ biên cương, hải đảo. Phân đội Bò Lạch, tiền thân đồn Hương Sơn (A Đớt ngày nay); phân đội Hồng Trung, tiền thân đồn Nhâm ngày nay, phân đội 40, 42, 44, 46, 48 (tiền thân các đồn Phong Hải, Thuận An, Tư Hiền, Cảnh Dương, Lăng Cô) vừa triển khai đóng quân, vừa nhanh chóng nắm quản lý địa bàn, tiếp nhận ngụy quân, ngụy quyền, đảng phái cũ trình diện, đấu tranh các tàn quân ngóc đầu dậy chống phá và vượt biên, vượt biển trốn ra nước ngoài... Bài học truyền thống bám đất, bám dân, gắn bó với nhân dân như cá với nước tiếp tục được phát huy. Những năm tháng mới tiếp quản vùng giải phóng, địa bàn biên cương, hải đảo còn nhiều thiếu thốn vất vả, các đội công tác địa bàn bám trụ cùng ăn cùng ở cùng nói tiếng đồng bào dân tộc vận động định canh định cư xây dựng cuộc sống mới.

Được sự tăng cường trong đội hình Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế hợp nhất, CANDVT Bình Trị Thiên khẩn trương khảo sát biên giới tham gia phân giới cắm mốc quốc giới Việt - Lào, vận động đồng bào các dân tộc định canh định cư ổn định đời sống. Đồn Hồng Thượng giúp dân làm ruộng lúa, đào ao cá Bác Hồ được tặng Huân chương Lao động hạng 3. Các đồn tuyến biển ổn định địa bàn mới giải phóng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, các đội công tác bám đất bám dân nơi xa xôi hẻo lánh, tuần tra canh gác xử lý kịp thời các hoạt động chống phá chính quyền cách mạng mới thành lập, giữ bình yên cuộc sống mới của nhân dân. Những năm 90, vừa chia tách tỉnh vừa chuyển đổi sáp nhập tổ chức không ổn định, nhưng cán bộ chiên sĩ Biên phòng Thừa Thiên Huế luôn trụ vững nơi biên cương, hải đảo tiền tiêu của Tổ quốc, xây dựng nền biên phòng toàn dân, phòng tuyến nhân dân, cụm tuyến an toàn làm chủ, huy động sức mạnh tổng hợp đồng bộ các tầng lớp nhân dân xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới hai tuyến ở tỉnh ngày càng vững chắc. Những anh hùng liệt sĩ hy sinh khi giúp dân phòng chống bão lũ thiên tai như Phạm Văn Điền, Lê Đình Tư, Nguyễn Đức Tùng; những chiến sĩ thầy giáo, thầy thuốc, tuyên truyền văn hóa quân hàm xanh luôn là hình ảnh thân thương trong người dân nơi biên giới, hải đảo.

“Các mô hình kinh tế VAC, hũ gạo tình thương, nâng bước em đến trường, mái ấm nhân ái cộng đồng... đã thật sự kết nối quân với dân một ý chí. Thực hiện “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, bằng tất cả tình cảm, trách nhiệm, cán bộ chiến sĩ bền bỉ, cần kiệm, tích cực lao động sản xuất xây dựng đơn vị, xây dựng lực lượng, gắn bó với biên cương hải đảo. Nhờ tính tự lực tự cường, tranh thủ sự giúp đỡ của các ngành, các cấp hướng về biên giới hải đảo, các đơn vị chăm lo doanh trại xanh sạch đẹp, cảnh quan môi trường văn hóa, đời sống vật chất tinh thần ngày được nâng cao. Các đồn biên phòng, hải đội, các phân đội công tác trở thành các mô hình tăng gia sản xuất hiệu quả để nhân dân học tập làm theo. Cán bộ chiến sĩ biên phòng thực sự là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và lao động sản xuất có hiệu quả. Bài học đối ngoại biên giới, quan hệ quốc tế trong sáng thủy chung, xây dựng đường biên giới hữu nghị đặc biệt Việt - Lào anh em tiếp tục được phát huy. Với ý thức giúp bạn là tự giúp mình, ngoài việc hỗ trợ các lực lượng phối hợp bảo vệ biên giới, bằng công sức cán bộ, chiến sĩ biên phòng tỉnh đã giúp bạn xây dựng cụm bản Ka Lô, I Reo - Sê Súp; thăm hỏi tặng quà khám chữa bệnh giúp dân vào các dịp lễ, tết hoặc khi có thiên tai hoạn nạn.

Người chiến sĩ Biên phòng hôm nay có quyền tự hào và có trách nhiệm phát huy những truyền thống quý báu của bao thế hệ đã đổ xương máu, công sức viết nên trang sử của lực lượng đã hai lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang và nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước.

Đại tá Nguyễn Văn Lưu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị

Ngày 25/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Hội LHPN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trao tặng “Mái ấm tình thương” trong Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tổng trị giá hơn 600 triệu đồng.

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị
Bắt giữ tàu giã cào hoạt động trái phép

Chiều tối ngày 23/4, Đồn Biên phòng Lăng Cô đã phát hiện 1 tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi hành nghề giã cào trái phép tại vùng biển ven bờ thuộc huyện Phú Lộc và đã tiến hành lập biên bản, tạm giữ người cùng phương tiện để xử lý theo quy định.

Bắt giữ tàu giã cào hoạt động trái phép
Lan tỏa “Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam”

Thực hiện kế hoạch của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, về việc tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba trong BĐBP tỉnh năm 2024, ngày 22/4, Đồn Biên phòng Vinh Hiền phối hợp với Trường THCS Vinh Giang (Phú Lộc) tổ chức “Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam”.

Lan tỏa “Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam”
Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 8: Trái tim của huyện đảo Trường Sa

Rất nhiều người Việt Nam yêu và thuộc bài hát “Gần lắm Trường Sa” của nhạc sĩ Huỳnh Phước Long. Bài hát có những câu khi hát lên thật bồi hồi, xúc động “Không xa đâu Trường Sa ơi, không xa đâu Trường Sa ơi! Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh. Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em…”. Là người Việt Nam, ai cũng có ao ước được một lần đặt chân lên đảo Trường Sa, chúng tôi thật may mắn cùng Đoàn công tác số 5 đặt chân lên đảo.

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 8 Trái tim của huyện đảo Trường Sa
Return to top