ClockThứ Sáu, 14/07/2017 09:58

51,7%

TTH - Đó là tỷ lệ thu ngân sách phải đạt được trong 6 tháng cuối năm. Điều này cũng sẽ là một áp lực không nhỏ, nhất là khi nhiều nguồn thu có yếu tố tác động lớn không đạt được con số kỳ vọng trong 6 tháng đầu năm, và diễn tiến cũng chưa mấy khả quan nếu không thật sự có những đột biến.

Trong tương quan với một số tỉnh miền Trung với mức tăng trưởng 7,44% (cùng kỳ năm 2016 là 5,8%), Thừa Thiên Huế đã vượt lên Thanh Hóa (7,32%), Khánh Hòa (7,24%), Nghệ An (6,9%), Quảng Trị (6,56%), Quảng Bình (6,25%) và Hà Tĩnh (5,16%)... Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, thu ngân sách Nhà nước trong 6 tháng đầu năm đã tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái cũng như hầu hết các khoản đạt đều đạt trên 50% nhưng dù vậy, cũng mới chỉ về đích ở tỷ lệ 48,3%. Phần “lõm” ở đây là do thu từ khu vực đầu tư nước ngoài chỉ đạt 33,7% dự toán và điều đó đã có ảnh hưởng lớn đến kết quả thu chung của toàn tỉnh.

Mặc dù sản phẩm bia đóng lon tăng 11,42% với tổng số 54,5 triệu lít nhưng theo báo cáo thẩm tra về lĩnh vực kinh tế và ngân sách được trình bày tại Kỳ họp HĐND tỉnh hôm qua (13/7), sản lượng bia 6 tháng đầu năm giảm 0,25% và số nộp của Công ty Bia Huế giảm 10% so với cùng kỳ 2016; 58% là số giảm đến từ Công ty TNHH Luks Việt Nam và 73% là tỷ lệ giảm của Công ty TNHH Hanesbranks Việt Nam tại Huế. Hụt thu từ sản phẩm bia có thể lên đến 550 tỷ đồng cộng với một số sản phẩm chủ lực khác không đạt kế hoạch có thể làm ngân sách hụt thu lớn là tính toán từ Sở Tài chính. Cũng theo báo cáo thẩm tra trên, điều này chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến việc duy trì tốc độ tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp; đồng thời cũng là những thách thức không nhỏ trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng và khả năng hoàn thành chỉ tiêu ngân sách của 2017, nhất là khi năng lực sản xuất tăng thêm của 6 tháng cuối năm được dự báo là không nhiều và khó có thể bù đắp được sự sụt giảm của sản phẩm bia.

Những con số trên một lần nữa cho thấy vai trò dẫn dắt, ảnh hưởng và tác động lớn của Công ty Bia Huế cũng như một số doanh nghiệp khác – điều mà các doanh nghiệp Huế chưa có cũng như chưa thể làm được.Và đó cũng là một đích đến cần được đặt ra, đầu tư và xây dựng cho tương lai, dù quả thật phải thừa nhận còn là điều quá khó.

Để có thể chạm đích với con số đã được xác định là 6.856 tỷ đồng cho năm 2017 này, việc rà soát, xây dựng kịch bản điều hành chi trong điều kiện hụt thu theo thực tế, theo nguyên tắc tiết giảm mức chi đối với các khoản chi hoạt động (trừ chi chính sách cho con người phải bảo đảm theo quy định của pháp luật) là đề nghị đã được đặt ra trong điều hành cùng với các giải pháp khác của  UBND tỉnh  như tăng nguồn thu, tiết kiệm chi; tháo gỡ để đẩy mạnh thu từ doanh nghiệp nước ngoài, tăng cường khai thác nguồn thu vãng lai, đôn đốc công tác đấu giá quyền sử dụng đất...

Nguyễn An Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3

Thị trường trái phiếu bền vững của các nền kinh tế thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã mở rộng 29,3% trong năm ngoái, vượt xa mức tăng trưởng 21% của thị trường trái phiếu bền vững toàn cầu và khu vực đồng euro, báo cáo mới vừa công bố ngày 21/3 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết.

Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3
Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024

Theo dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tăng trưởng sản lượng dầu và chất lỏng toàn cầu trong thời gian tới chủ yếu sẽ được thúc đẩy bởi các nước ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+), dẫn đầu là Mỹ, Guyana, Canada và Brazil, bù đắp cho việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC+.

Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO):
Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại

Thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ tiếp tục phục hồi khiêm tốn trong những tháng đầu năm 2024, nhưng có thể dễ dàng bị chệch hướng do các cuộc xung đột khu vực và căng thẳng địa chính trị, theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):
Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

Được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ, cũng như ngành du lịch, nền kinh tế khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ước tính tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, và dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2024, cao hơn so với các ước tính trước đó, theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU).

Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn
Return to top