Thế giới Thế giới
61% người dân thế giới lo ngại khủng bố giả làm người tị nạn
TTH.VN - Đa số người dân ở 22 quốc gia trên thế giới lo ngại rằng, một số kẻ khủng bố đang giả làm người tị nạn và 38% người dân muốn nước họ đóng cửa biên giới để ngăn chặn những người mới đến, theo kết quả một cuộc khảo sát được công bố trên tờ RT ngày hôm nay (13/8).
- » Khảo sát: Người dân nhiều nước sẵn sàng chào đón người tị nạn
- » Khủng hoảng người tị nạn châu Âu: Điều tồi tệ nhất vẫn đang tiếp diễn
- » Một nửa châu Âu lo ngại những nguy cơ từ làn sóng người tị nạn
- » Ý khởi động chiến dịch truyền thông chống người tị nạn
- » LHQ hoan nghênh cam kết chung bảo vệ người tị nạn
![]() |
Người tị nạn xếp hàng trước Văn phòng Y tế và Xã hội ở Berlin, Đức. Ảnh: Reuters |
Cuộc khảo sát được công ty nghiên cứu thị trường Ipsos thực hiện trên những người trưởng thành trong độ tuổi dưới 65 ở Argentina, Bỉ, Brazil, Canada, Pháp, Anh, Đức, Hungary, Ấn Độ, Italy, Nhật Bản, Mexico, Ba Lan, Nga, Saudi Arabia, Nam Phi, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ.
61% người dân trên khắp 22 quốc gia cho biết, họ lo ngại việc những kẻ khủng bố đóng giả làm người tị nạn. Ngoài ra, 38% những người được hỏi muốn đất nước của họ đóng cửa biên giới, phần lớn trong số đó là người dân ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Hungary.
46% số người trong cuộc khảo sát nói rằng, người tị nạn đang tạo nên những thay đổi theo "cách mà họ không thích". Những lo ngại này tập trung ở Thổ Nhĩ Kỳ, Italy, Nga và Bỉ.
Chỉ có 41% số người được hỏi bày tỏ tin tưởng rằng, những người tị nạn sẽ thành công trong việc hội nhập vào xã hội địa phương.
Khi được hỏi về tác động của việc tiếp nhận người tị nạn đến các dịch vụ công cộng, 50% số người được hỏi khẳng định, vấn đề này đã đặt ra quá nhiều áp lực lên các dịch vụ công cộng, trong khi chỉ có 18% không đồng ý với quan điểm này. Đáng chú ý, những mối quan ngại cao nhất tập trung ở Thổ Nhĩ Kỳ (72%), Nam Phi (62%), Mỹ (60%) và Pháp (60%).
Đối với nền kinh tế, 44% số người được khảo sát cho rằng, họ tin người tị nạn khiến các công dân trong nước gặp nhiều khó khăn hơn trong nỗ lực tìm kiếm việc làm. Chỉ có 28% nói rằng, người tị nạn tạo nên nhiều dấu hiệu tốt cho nền kinh tế của đất nước.
Bên cạnh đó, cũng có những quan điểm tích cực hơn tập trung tại Australia, Anh, Saudi Arabia, Canada, Ấn Độ và Mỹ. Đây cũng là những quốc gia có số lượng cao nhất những người được hỏi tin tưởng, người tị nạn làm cho đất nước của họ trở thành một nơi thú vị hơn để sống.
Được biết, cuộc khảo sát đã thăm dò ý kiến hơn 16.000 người vào tháng 6 và tháng 7 và cho thấy mối tương quan giữa phản ứng của người tham gia khảo sát và trình độ học vấn của họ.
Tính trung bình, 28% những người có học vấn cao cho biết người tị nạn mang lại tác động tích cực, so với 16% trong số những người được hỏi có học vấn thấp hoặc trung cấp. Những người có học thức cao hơn cũng có nhiều khả năng tin rằng, tiếp nhận người tị nạn sẽ đem lại những dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế.
Lê Thảo (Lược dịch từ RT)
- ĐH Venezuela lập khoa “Đất nước-Văn hóa Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh" (20/05)
- Thượng Hải ghi nhận ca nhiễm COVID-19 mới sau 5 ngày bình yên (20/05)
- Ủng hộ “kỷ nguyên mới” trong quan hệ ASEAN – Mỹ (20/05)
- APEC theo đuổi sự phục hồi toàn diện và bền vững (20/05)
- Dịch COVID-19: Indonesia lạc quan chuyển sang giai đoạn bệnh đặc hữu (20/05)
- Tiếp tục vun đắp, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào (20/05)
- Biến đổi khí hậu khiến nắng nóng ở Ấn Độ xảy ra thường xuyên hơn gấp 100 lần (20/05)
- Triều Tiên tăng cường sản xuất thuốc, vật tư y tế chống sốt trên diện rộng (19/05)
-
Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
-
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao
- Chuyên gia: Gần 50% dân số New Zealand được cho là đã mắc COVID-19
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước
- Giá phân bón thế giới dự kiến sẽ còn tăng cao trong thời gian dài
- Tổng thống Biden: quan hệ Mỹ - ASEAN bước sang 'kỷ nguyên mới'
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc