ClockThứ Sáu, 08/01/2016 09:53

7 bước đơn giản để giảm bệnh tim

TTH.VN - Nghiên cứu cho thấy những người đạt điểm cao trong bảng kiểm gồm 7 mục của Hội Tim Mỹ ít bị suy tim hơn.


Tập luyện là một trong 7 biện pháp được khuyến nghị để ngăn ngừa bệnh tim

Bệnh tim mạch (CVD) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ. Theo số liệu cập nhật mới đây của Hội Tim Mỹ (AHA), đã có 801.000 người Mỹ chết trong năm 2013 do bệnh tim mạch, bao gồm hơn 370.000 người do bệnh tim. Cũng trong năm đó có khoảng 750.000 người Mỹ bị đau tim và đột quỵ.

Theo số liệu mới đây, ở tuổi 40, nam giới và phụ nữ có 20% khả năng bị suy tim trong đời.

Bảng kiểm có tên Life's Simple 7, được AHA xây dựng với mục tiêu cải thiện sức khỏe cộng đồng thông qua giáo dục lối sống. Nghiên cứu trước đây đã cho thấy những cải thiện trong 7 thông số này sẽ làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Những biện pháp này có thể được thực hiện bởi bất kỳ ai; chúng không tốn tiền và thậm chí việc áp dụng ở mức khiêm tốn cũng sẽ cải thiện sức khỏe của một người.

Những thông số trong Life's Simple 7:

Quản lý huyết áp: giữ huyết áp trong giới hạn bình thường để giảm tải cho tim, động mạch và thận. Kiểm soát cholesterol: cholesterol cao góp phần gây mảng bám, thuyên tắc động mạch và dẫn đến bệnh tim và đột quị.

Giảm đường huyết: phần lớn thực phẩm chúng ta ăn vào đều chuyển hóa thành glucose, hay đường huyết, để cung cấp năng lượng. Đường huyết cao sẽ gây hại cho tim, thận, mắt và thần kinh.

Vận động: hoạt động thể chất hàng ngày làm tăng tuổi thọ và chất lượng sống.

Ăn uống tốt hơn: một chế độ ăn tốt cho tim cũng làm tăng khả năng có tâm trạng tốt và duy trì sức khỏe.

Giảm cân: cân nặng thấp hơn đồng nghĩa với giảm nhẹ gánh nặng cho tim, phổi, mạch máu và xương.

Bỏ thuốc lá: những người hút thuốc lá có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch.

Thay đổi lối sống làm giảm đáng kể nguy cơ

Nhóm nghiên cứu, đứng đầu là TS Matthew Nayor, chuyên gia tim mạch tại Bệnh viện Brigham và Phụ nữ, Massachusetts, Mỹ, đã phân tích số liệu từ nghiên cứu Framingham Offspring Study để đánh giá mối liên quan giữa Simple 7 và suy tim. Họ đã theo dõi 3.201 đối tượng, với tuổi trung bình là 59, trong thời gian tới 12,3 năm. Trong thời gian này, có 188 đối tượng bị suy tim.

Kết quả cho thấy điểm số sức khỏe tim mạch cứ cao hơn 1 điểm thì nguy cơ phát triển suy tim giảm 23%. Những người có điểm số ở mức 1/3 giữa giảm gần 50% nguy cơ suy tim so với những người thuộc nhóm 1/3 có điểm số thấp nhất. Những người thuộc nhóm 1/3 cao nhất còn giảm được nguy cơ nhiều hơn.

Các nhà nghiên cứu cũng thấy có mối liên quan giữa thông số sức khỏe tim kém và những thay đổi không tốt trong cấu trúc và chức năng tim, được gọi là tái tổ chức tim, có thể xảy ra trong quá trình phát triển bình thường hoặc là hệ quả của các bệnh như nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim, cao huyết áp hoặc bệnh van tim.

Những thay đổi này, được đánh giá khi bắt đầu nghiên cứu, có vẻ khiến đối tượng có nguy cơ cao bị suy tim khi có tuổi.

Tuy nhiên, sau khi hiệu chỉnh về tình trạng tái tổ chức tim thì điểm số thấp trong 7 yếu tố sức khỏe tim nói trên vẫn là yếu tố dự báo suy tim.

Hai hạn chế của nghiên cứu bao gồm các đối tượng nghiên cứu chủ yếu là người da trắng gốc Âu, và điểm số Life's Simple 7 chỉ được đánh giá một lần khi bắt đầu nghiên cứu.

TS. Nayor cho rằng kết quả nghiên cứu đưa ra thông điệp mạnh mẽ cho thấy Life's Simple 7 là những thông số hữu ích vể một lối sống lành mạnh có thể giúp giảm khả năng bị đau tim và đột quỵ, cũng như giảm khả năng bị suy tim trong tương lai.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation: Heart Failure.

Cẩm Tú (Theo Dân trí)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ

Chiều 18/1, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 và hội thảo "2 năm thực hiện chương trình hành động của UBND tỉnh về xây dựng Trung tâm KHCN, kết quả và giải pháp". Tham dự có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Phạm Thị Minh Huệ, UVTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn...

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ
Return to top