ClockChủ Nhật, 04/08/2019 14:55

70% giáo viên tiếng Anh phổ thông đạt chuẩn năng lực

Năm học 2018-2019, công tác bồi dưỡng năng lực tiếng Anh và năng lực sư phạm cho giáo viên dạy tiếng Anh các cấp học phổ thông tiếp tục được ngành giáo dục cả nước triển khai. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn năng lực của môn học này đã được nâng lên.

Kết nối thế giới nhờ ngoại ngữBồi dưỡng kỹ năng làm du lịch cho người dân Phú LộcTăng cường tiếng Anh cấp tiểu học: Cần tuân thủ quy định, tránh gây “nghi ngờ”Giáo viên tiếng Anh chịu thiệtĐào tạo giáo viên thời hội nhập

Hơn 7.000 lượt giáo viên tiếng Anh được bồi dưỡng năng lực

Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho thấy, năm học 2018-2019 cả nước có 70% giáo viên tiếng Anh các cấp phổ thông đạt chuẩn năng lực, tăng 1% so với năm học 2017-2018. Cụ thể, cấp Tiểu học có 69% giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn, cấp THCS có 72%, cấp THPT có 61%.

Có hơn 7.000 lượt giáo viên tiếng Anh được bồi dưỡng về năng lực tiếng Anh và năng lực sư phạm trong năm qua.

Việc xây dựng khung năng lực giáo viên ngoại ngữ, bộ tiêu chí đánh giá các đơn vị tổ chức bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ, các hệ thống trực tuyến bồi dưỡng giáo viên về năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm đã được hoàn thành.

Thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo, năm học vừa qua, ngành giáo dục đã hoàn thiện chương trình cho trẻ mầm non làm quen tiếng Anh, ban hành chương trình môn tiếng Anh lớp 1-2, môn tiếng Anh hệ 10 năm (lớp 3-12) và các chương trình môn tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Pháp theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Năm học vừa qua, ngành giáo dục đã hoàn thiện chương trình cho trẻ mầm non làm quen tiếng Anh. (Ảnh minh họa)

Đến nay, cả nước có 43/63 địa phương triển khai thí điểm hoạt động cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh. Có 63 địa phương đã triển khai các chương trình ngoại ngữ mới, nổi bật là TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Giang...

Tổng số học sinh phổ thông cả nước theo học chương trình tiếng Anh hệ 10 năm năm học 2018-2019 là 38%, tăng 2% so với năm học trước.

Ở trình độ đại học, các cơ sở giáo dục đã tiếp tục hoàn thiện, triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra về ngành, nghề đào tạo, đặc biệt là tiếng Anh, góp phần hỗ trợ sinh viên học và sử dụng ngoại ngữ đảm bảo yêu cầu, chất lượng chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ khi tốt nghiệp.

Việc thẩm định và công nhận 8 đơn vị đủ điều kiện tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) trong năm vừa qua, cho thấy công tác khảo thí năng lực ngoại ngữ đã được Bộ GD&ĐT rà soát, kiểm soát chặt chẽ hơn. Nhiều thỏa thuận hợp tác về nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam đã được Bộ GD&ĐT ký kết với nhiều tổ chức quốc tế uy tín.

Vẫn còn cơ sở ngoại ngữ mắc sai phạm

Bên cạnh những mặt đạt được, công tác dạy và học tiếng Anh vẫn tồn tại một số hạn chế. Điển hình là việc nâng cao chất lượng và số lượng giáo viên đạt chuẩn tại các địa phương còn khó khăn, đặc biệt là những tỉnh vùng khó khăn như: Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Ninh Thuận, Quảng Nam. Đây đều là những địa phương có tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn năng lực tiếng Anh thuộc loại thấp nhất cả nước.

Một số giải pháp dạy và học ngoại ngữ chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện đặc thù của các vùng miền, địa phương và cơ sở giáo dục đào tạo. Công tác tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ dù đã được rà soát, kiểm soát nhưng đâu đó vẫn có trung tâm ngoại ngữ mắc sai phạm, cơ sở tổ chức thi kém chất lượng.

Năm học 2018-2019, ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học, trình độ đào tạo.

Trong đó, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành và triển khai các chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu, học liệu ngoại ngữ; khuyến khích triển khai cho trẻ làm quen với ngoại ngữ (tiếng Anh) ở các địa phương có nhu cầu và đủ điều kiện thực hiện.

Việc phát triển, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, đặc biệt là đội ngũ giáo viên phổ thông được đặc biệt chú trọng.

Các hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên theo chuẩn đầu ra và ngay trong quá trình theo kết quả từng giai đoạn giáo dục đào tạo sẽ từng bước được đổi mới.

Những điều kiện dạy và học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, ưu tiên bổ sung các trang thiết bị thiết yếu đáp ứng triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới cũng được ngành giáo dục chú trọng tăng cường để đảm bảo thực hiện hiệu quả việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh.

Theo Dân Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Khởi động cuộc thi tranh biện tiếng Anh cấp tỉnh

Nhằm thúc đẩy việc phát triển toàn diện các kỹ năng tiếng Anh của học sinh ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh, giúp học sinh tăng cường khả năng lập luận, học cách trình bày ý tưởng một cách rõ ràng và thuyết phục, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi “Tranh biện tiếng Anh THPT” cấp tỉnh năm học 2023-2024.

Khởi động cuộc thi tranh biện tiếng Anh cấp tỉnh
Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau

Chuyên gia giáo dục toàn cầu Tô Thụy Diễm Quyên (1 trong 20 người đầu tiên trên thế giới được Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục toàn cầu - người sáng lập Diễn đàn Giáo dục sáng tạo Việt Nam) mới đây đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Thừa Thiên Huế xung quanh những vấn đề về giáo dục hiện nay. Bà chia sẻ về áp lực của giáo viên, học sinh cùng trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong bối cảnh chương trình giáo dục liên tục thay đổi.

Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau

TIN MỚI

Return to top