850.000 người tị nạn đến châu Âu trong năm 2015 và 2016
TTH.VN - Liên Hợp Quốc hôm 8/9 ước tính, ít nhất 850.000 người tị nạn dự kiến vượt qua Địa Trung Hải để tìm kiếm nơi định cư mới ở châu Âu trong năm 2015 và 2016.
Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) kêu gọi các nước châu Âu có chính sách giải quyết người tị nạn chặt chẽ hơn nhằm đối phó với con số ngày càng tăng.
![]() |
Người tị nạn Syria đến đảo Lesbos của Hy Lạp ngày 8/9. Ảnh: Reuters |
"Trong năm 2015, UNHCR dự đoán khoảng 400.000 người tị nạn sẽ tìm kiếm sự bảo vệ quốc tế ở châu Âu bằng cách vượt qua Địa Trung Hải. Trong năm 2016 con số này có thể lên đến 450.000 hay nhiều hơn nữa", theo một tài liệu của UNHCR.
Phát ngôn viên của UNHCR William Spindler cho biết, thống kê người tị nạn trong năm nay đã gần chạm mức dự kiến, với 366.000 người thực hiện các chuyến hành trình qua Địa Trung Hải.
Hồi đầu tuần này, Cộng hòa Macedonia, quốc gia thuộc Nam Tư cũ chứng kiến con số kỷ lục với 7.000 người tị nạn Syria đến nước này chỉ trong 1 ngày, trong khi 30.000 người đến Hy Lạp, chủ yếu là đảo Lesbos. Nhiều người đến Hy Lạp, sau đó thông qua khu vực Balkan tới Hungary và cuối cùng dừng chân ở Đức.
Người đứng đầu UNHCR Antonio Guterres kêu gọi các nước châu Âu tăng số lượng phương thức pháp lý cho những người tị nạn đến khu vực này, chẳng hạn như tăng số lượng thị thực và cách giúp họ đoàn tụ với gia đình.
Ủy ban điều hành của Liên minh châu Âu (EU) dự kiến công bố một chương trình phân phối lại 160.000 người tị nạn đến Ý, Hungary và Hy Lạp trong tuần này.
Ông Peter Sutherland, đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về vấn đề di cư quốc tế gọi đây là một "hệ thống hài hòa" và một "sự phân bổ công bằng" trong EU. Bên cạnh đó, ông Peter cũng khẳng định, "quy tắc Dublin" của châu Âu, trong đó yêu cầu người nộp đơn xin tị nạn tại các nước EU đầu tiên họ vào sẽ phải được sửa đổi.
Cuộc khủng hoảng ở Châu Âu cần một "phản ứng toàn cầu", ông Peter Sutherland nhận đinh, đồng thời nhấn mạnh rằng các quốc gia trên toàn thế giới cần phải thực hiện trách nhiệm của mình.
"Trước hết, chúng tôi cần có một phản ứng của châu Âu như một phần của phản ứng toàn cầu", ông Peter Sutherland nói với các phóng viên tại Geneva, đồng thời nhắc đến sự cần thiết cho một “hội nghị quốc tế", nơi mọi quốc gia đóng góp ý kiến và trách nhiệm của mình.
Châu Âu đang đối phó với hàng trăm ngàn người tị nạn và di dân, nhiều người trong số họ chạy trốn khỏi bạo lực từ Syria. Nước láng giềng Syria cũng đang gặp khó khăn để hỗ trợ hơn 4 triệu người tị nạn từ các nước bị chiến tranh tàn phá.
Ông Peter nhấn mạnh, khoảng cách địa lý trong cuộc khủng hoảng người tị nạn không phải là vấn đề cốt lõi, và đề cập đến cuộc cách mạng Hungary năm 1956, khi một hội nghị quốc tế được tổ chức để giúp phân phối 200.000 người chạy trốn khỏi cuộc đàn áp của Liên Xô cũ.
Ông kêu gọi "một phản ứng nhiều hơn và chủ động hơn nữa của cộng đồng quốc tế. Chúng ta phải tìm một phương pháp, có lẽ như chúng tôi đã làm trong năm 1956, để có được cam kết cụ thể từ mọi quốc gia”.
Trong một động thái liên quan, Nhà Trắng đang xem xét lại các bước mà Mỹ có thể làm để giúp châu Âu đối phó với cuộc khủng hoảng người tị nạn, phát ngôn viên Josh Earnest cho biết vào hôm qua (8/9).
"Nhà Trắng sẽ tiếp tục xem xét các bước bổ sung để giúp các quốc gia đang chịu gánh nặng của cuộc khủng hoảng này", ông Earnest nói.
Trước đó, chính quyền của Tổng thống Obama đã nhận phải chỉ trích từ những người tị nạn và di dân vì không làm đủ để đối phó với cuộc khủng hoảng.
Lê Thảo (lược dịch từ Reuters & AFP)
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo (27/06)
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh (27/06)
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới (27/06)
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 (27/06)
- Du lịch Đông Nam Á đang phục hồi với nhiều thách thức (26/06)
- Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran (26/06)
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu (26/06)
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7 (26/06)
-
G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
- Hàng triệu người bị mắc kẹt trong lũ ở Bangladesh và Ấn Độ
- Không còn quá nhiều yêu cầu đối với du khách quốc tế khi đến Thái Lan
-
222 triệu trẻ em trên toàn thế giới đang cần được hỗ trợ giáo dục
- Israel ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 chuyển nặng tăng 95%
- Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng”
- Châu Âu cân nhắc sử dụng than đá để đảm bảo nguồn cung khí đốt
- Quan hệ giữa ASEAN và Canada còn nhiều tiềm năng để phát triển
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Hàn Quốc ghi nhận 2 ca nghi nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- COVID-19: Tiêm chủng giúp giảm hơn 1/2 số ca tử vong trên toàn cầu
- Không ngừng vun đắp và gìn giữ mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Campuchia