Thế giới Thế giới
87 triệu trẻ em ở vùng xung đột có nguy cơ tổn thương não
TTH.VN - Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) nói rằng, khoảng 87 triệu trẻ em dưới 7 tuổi lớn lên ở các khu vực xung đột trên thế giới có thể chịu ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của não bộ.
![]() |
Trẻ em Palestine trong một khu vực xảy ra xung đột. Ảnh: AFP |
Chấn thương vùng đầu có thể cản trở sự phát triển của các kết nối tế bào não cần thiết cho sức khỏe, cảm xúc và khả năng học hỏi, UNICEF cho biết trong một tuyên bố hôm nay (24/3).
Tuyên bố cho thấy, chấn thương đầu làm trẻ em có nguy cơ sống trong trạng thái căng thẳng độc hại với những hậu quả liên quan đến nhận thức, xã hội và phát triển thể chất kéo dài đến suốt đời.
Cơ quan này tiếp tục ghi nhận rằng, sự phát triển của não bộ trong suốt 7 năm đầu tiên của cuộc đời phụ thuộc nhiều vào cơ hội được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, cơ hội học tập và cơ hội lớn lên trong một môi trường an toàn.
![]() |
Một phụ nữ tị nạn cùng đứa con của mình trên hòn đảo Lesbos, Hy Lạp sau khi mạo hiểm vượt qua Biển Aegean từ Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP |
"Ngoài các nguy cơ về thể chất mà trẻ em phải đối mặt ngay lập tức, chúng cũng có nguy cơ chịu đựng những vết sẹo về cảm xúc hằn sâu suốt cuộc đời", bà Pia Rebello Britto, Giám đốc Chương trình phát triển trẻ em giai đoạn đầu tại UNICEF cho biết.
"Xung đột cướp đi sự an toàn, gia đình, bạn bè, cơ hội vui chơi và thói quen của trẻ em. Đây là tất cả các yếu tố của thời thơ ấu giúp cho trẻ em có cơ hội tốt nhất để phát triển đầy đủ và học tập một cách hiệu quả, cho phép chúng đóng góp vào nền kinh tế và xã hội của quê hương, cũng như xây dựng một cộng đồng an toàn và mạnh mẽ khi chúng đạt đến tuổi trưởng thành", bà Pia Rebello Britto nói thêm.
Khoảng hơn 1/3 số người tị nạn đến châu Âu băng qua những vùng biển nguy hiểm từ Thổ Nhĩ Kỳ để đến Hy Lạp là trẻ em, tăng đáng kể so với mức 10% trong tháng 6/2015, theo một báo cáo của UNICEF hồi tháng trước. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, cứ 3 trẻ em Syria thì có 1 trẻ em tiếp xúc trực tiếp với cuộc chiến tranh kể từ khi chào đời, trong bối cảnh cuộc nội chiến ở Syria đang bước vào năm thứ 6.
Thanh Ngân (Lược dịch từ PressTV & Unicef)
- Tây Ban Nha ban bố tình trạng thảm họa tại thủ đô Madrid (20/01)
- Thông điệp rời nhiệm sở của Tổng thống Mỹ Donald Trump (20/01)
- ASEAN: Những vấn đề chính trong phục hồi kinh tế sau đại dịch (20/01)
- Nhật Bản: Thế vận hội Tokyo vẫn sẽ diễn ra trong mùa hè này (19/01)
- Chính phủ của ông Biden sẽ không dỡ bỏ lệnh cấm du khách đến Mỹ (19/01)
- ASEAN mang đến những kinh nghiệm quý báu về thúc đẩy gắn kết ở Nam Á (19/01)
- Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ thời Biden sẽ trở lại trục châu Á (19/01)
- Thái Lan: Không tiêm chủng vắc-xin COVID-19 nếu độ an toàn chưa được kiểm chứng (18/01)
-
ICAO: Lưu lượng hàng không toàn cầu giảm 60% trong năm 2020
- Nga sẽ nối lại các chuyến bay quốc tế với Việt Nam
- Chính phủ mới của Mỹ sẽ ban hành 10 lệnh hành pháp đầu tiên
- Trung Quốc: Gần 100 triệu người dùng nước uống chứa hóa chất độc hại
- Mỹ: Nhiều bang tuyên bố tình trạng khẩn cấp, phong tỏa tòa nhà quốc hội bang
- Ấn Độ triển khai chương trình tiêm chủng COVID-19 lớn nhất thế giới
- Tình trạng khẩn cấp có thể khiến nền kinh tế Nhật Bản "sụt giảm kép"
- Ông Trump sẽ rời thủ đô Washington trước lễ nhậm chức Tổng thống
- Ireland: Người lao động sẽ được phép tùy chọn làm việc cố định tại nhà
- Brazil: Bang Amazonas chật vật cung cấp oxy cho bệnh nhân COVID-19
-
Mục tiêu tiêm chủng vaccin COVID-19 cho người dân của ông Joe Biden có thể thực hiện được
- LHQ: Thế giới đối mặt với mức tăng nhiệt “thảm họa”
- Trump sẽ kết thúc nhiệm kỳ thế nào?
- Tình trạng khẩn cấp có thể khiến nền kinh tế Nhật Bản "sụt giảm kép"
- Ông Trump sẽ rời thủ đô Washington trước lễ nhậm chức Tổng thống
- Mỹ tăng cường an ninh tối đa trước thềm lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden
- Tổng thống đắc cử Joe Biden đề cử nhân sự cấp cao của Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ
- Trung Quốc: Gần 100 triệu người dùng nước uống chứa hóa chất độc hại
- Mỹ: Nhiều bang tuyên bố tình trạng khẩn cấp, phong tỏa tòa nhà quốc hội bang
- Ấn Độ triển khai chương trình tiêm chủng COVID-19 lớn nhất thế giới